-
Trồng bưởi đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân Hà Nội -
TP.HCM chi hơn 22.000 tỷ đồng cho chương trình bình ổn thị trường Tết Ất Tỵ -
Doanh nghiệp dệt may có đơn hàng đến quý II/2025 -
Trái dừa Việt tiến vào nhóm nông sản tỷ USD: Vừa mừng, vừa lo -
Hàn Quốc chi 23,4 tỷ USD mua hàng từ Việt Nam -
Tăng trưởng khá, dệt may lấy đà vượt thách thức
Nhà hàng hải sản Nhật Hatoyama 13 Lý Thường Kiệt là nơi hội tụ và tỏa sáng tài năng của 2 bếp trưởng tài ba Nemoto (Nhật Bản) và Kyo Nguyễn - người từng phục vụ Nguyên Thủ tướng Nhật Hatoyama Yukio.
Sống, làm việc và lấy vợ ở Việt Nam hàng thập kỷ qua, Chef Nemoto dành tình cảm đặc biệt với văn hóa, con người nơi đây. Anh am hiểu sâu sắc khẩu vị của người Việt, đam mê sáng tạo với mong muốn trở thành cầu nối, đưa tinh hoa ẩm thực Nhật đến với thực khách Việt qua việc chế biến các món ăn.
Chef Nemoto với 20 năm kinh nghiệm làm đầu bếp, đến từ tỉnh Ibaraki, từng là đầu bếp trưởng Nhà hàng cao cấp Chinzaso tại Tokyo. |
Trong khi đó, với 7,300 ngày gắn bó với ẩm thực Nhật Bản, Chef Kyo Nguyễn tâm niệm mọi món ăn muốn chạm tới trái tim của thực khách cần phải đạt tới sự hoàn hảo từ khâu chọn nguyên liệu, chế biến đến trình bày để khi lên bàn không chỉ ngon miệng, tinh tế, tốt cho sức khỏe mà còn là một trải nghiệm đáng giá.
Không dừng lại ở những thành công đã đạt được, Chef Kyo Nguyễn vẫn miệt mài kiếm tìm sự sáng tạo trong từng món ăn để làm hài lòng thực khách, trở thành người truyền cảm hứng trên hành trình xây dựng chiếc cầu nối giữa hai nền văn hóa ẩm thực Việt Nam – Nhật Bản.
Theo Chef Kyo Nguyễn, để trở thành 1 bếp trưởng đúng tiêu chuẩn Nhật, các đầu bếp phải mất hơn 10 năm học hỏi không ngừng và kiếm tìm sự hoàn hảo trong từng chi tiết món ăn. Hoàn hảo không chỉ đến từ kỹ thuật chế biến tinh hoa mà còn phải xuất phát từ trái tim, từ sự thấu hiểu và phù hợp.
Đối với nhiều quan chức Nhật Bản ở nước ngoài, những món ăn của bếp trưởng Kyo Nguyen như cánh cổng thần kì của Doraemon đưa họ về với góc nhà hàng quen thuộc của vị đầu bếp già tại quê nhà mà họ yêu thích |
“Một đầu bếp Nhật tài năng có thể tạo ra 1 món ăn hoàn hảo cho người Nhật, nhưng chưa chắc đã hoàn hảo với người Việt. Sự hoàn hảo mà chúng tôi hướng tới phải xuất phát từ 3 yếu tố: cốt lõi tinh hoa của ẩm thực Nhật, sự thấu hiểu sâu sắc khẩu vị của người Việt và sự phát huy nguồn nguyên liệu hải sản đang bơi phong phú khắp dải đất hình chữ S thân thương”, Chef Kyo Nguyễn từng chia sẻ.
Gần đây, bộ đôi đầu bếp này sẽ tiếp tục cùng “song kiếm hợp bích” với ông chủ chuỗi nhà hàng hải sản Nhật cao cấp Hatoyama để có cơ hội đưa đất nước và con người Nhật Bản được tái hiện sống động tại địa điểm thứ 3 ở 13 Lý Thường Kiệt (Hà Nội).
Trong đó, Chef Nemoto sẽ là bếp trưởng toàn hệ thống, chịu trách nhiệm sáng tạo món mới và đảm bảo chất lượng đúng hương vị Nhật, hợp khẩu vị người Việt. Chef Kyo Nguyễn lại chịu trách nhiệm điều hành chung.
Chef Kyo Nguyễn tiết lộ, Hatoyama sẽ có các món mới là những món ngoài menu, kiểu “rỉ tai” cho khách VIP. Hiện bộ đôi này đang tiến hành làm nhiều món mới, điển hình món Samurai với nguyên liệu chính từ thị bò Nhật A5 (loại thịt bò ngon nhất của dòng bò Wayu nói chung) và gan Ngỗng và một số loại sốt đặc biệt của Hatoyama.
Món Samurai có giá trung bình khoảng 1.150 nghìn đồng/set |
Đặc biệt tại đây, đất nước và con người Nhật Bản được tái hiện sống động trong không gian huyền bí, tinh tế. Được xây dựng trên quy mô 600 m2 với 4 tầng, với quầy sushi bar rộng lớn, Hatoyama đưa thực khách dạo chơi trong khu vườn ẩm thực Nhật Bản.
Nếu như tầng 1 ngập tràn hơi thở cuộc sống lao động con người Nhật, bước lên tầng 2, 3 thực khách sẽ được hòa mình vào đời sống lễ hội và âm nhạc đặc sắc của đất nước mặt trời mọc. Trong khi đó, tầng 4 là nghệ thuật trà đạo với không gian dìu dịu hương thơm của trà làm trong sạch tâm hồn khiến lòng người thư thái, bình yên, khác xa với cuộc sống ồn ào, tấp nập, đầy bon chen bên ngoài.
Đam mê, tận tâm phục vụ và thấu hiểu khẩu vị của thực khách là những bí quyết hai đầu bếp này sáng tạo ra các món ngon mới lạ |
Nằm trọn trong lòng phố cổ rêu phong, cổ kính, Hatoyama chỉ cách Hồ Gươm chỉ 800m, cách Nhà hát lớn 300m, gần ngay công trình kiến trúc trăm tuổi là Đại học Tổng hợp Hà Nội sẽ là nơi nhất định phải đến của du khách trong và ngoài nước để thỏa sức đam mê với ẩm thực Nhật Bản.
Sự tăng trưởng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu tại Việt Nam và hứng thú với ẩm thực Nhật là động lực cho sự tăng trưởng đáng kể của các nhà hàng Nhật tại Việt Nam |
Trong đó mô hình liên doanh và các chuỗi nhà hàng nhượng quyền gia tăng độ phủ nhanh hơn là các nhà hàng cao cấp hay truyền thống của người Nhật.
Lý do chính vì chiến lược khác nhau giữa nhà hàng sushi cao cấp và nhà hàng sushi thương mại. Sushi thương mại thường là chuỗi nhà hàng thuộc về một công ty hoặc dưới hình thức nhượng quyền, chiến lược tập trung vào quản lý chất lượng sản phẩm và mở rộng mạng lưới chi nhánh. Còn sushi cao cấp chú trọng đầu tư vào trải nghiệm khác biệt. Đây cũng là lý do sushi cao cấp và truyền thống khó nhân rộng nhanh chóng.
Các nhà hàng sushi cao cấp bắt đầu xuất hiện trong 5 năm gần đây để phục vụ đối tượng khách hàng thu nhập cao. Tại TP.HCM có thể nhắc đến Sorae, Sushi Rei và Yen Sushi Premium... Trong khi ở Hà Nội có Hatoyama
-
Lần đầu tổ chức Festival nghề muối, hướng tới nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam -
Trung Quốc chi gần 4,35 tỷ USD mua rau quả Việt -
Doanh nghiệp dệt may có đơn hàng đến quý II/2025 -
Trái dừa Việt tiến vào nhóm nông sản tỷ USD: Vừa mừng, vừa lo -
Hàn Quốc chi 23,4 tỷ USD mua hàng từ Việt Nam -
Tăng trưởng khá, dệt may lấy đà vượt thách thức -
Xu hướng lựa chọn giỏ quà Tết năm nay
- Tận hưởng phong cách sống ý vị với thẻ thanh toán Techcombank Priority
- Eaton Park giành 2 chiến thắng tại Giải thưởng Bất động sản châu Á 2024
- Vietcombank dẫn đầu toàn diện danh sách bình chọn nhà tuyển dụng được ưa thích và nơi làm việc tốt nhất năm 2024
- "Xây Tết" của Coteccons được vinh danh giải thưởng Ý tưởng vì cộng đồng tại Human Act Prize 2024
- DXMD VietNam phân phối độc quyền khu căn hộ Stown Gateway
- VTC Academy ra mắt không gian học tập mới: Bước chuyển mình trong đào tạo nhân lực ngành công nghệ cao