
-
FIR quay lại đường đua lợi nhuận, mạnh tay giảm dư nợ hơn 200 tỷ đồng
-
Đổi mới quản lý hải quan qua phát triển quan hệ đối tác với doanh nghiệp
-
Cục Hải quan và Hải quan Mỹ hợp tác ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp
-
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam
-
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ -
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất
Theo báo cáo của Tổng công ty, kết thúc năm 2016, May 10 đạt 2.916 tỷ đồng, đạt 102,31% so với kế hoạch, tăng 6,42% so với năm 2015. Mức tăng trưởng doanh thu chỉ đạt 1 con số, nhưng đặt trong bối cảnh xuất khẩu toàn ngành dệt may chỉ tăng 4,9%, với 28,3 tỷ USD, hụt 1,7 tỷ USD so với mục tiêu thì việc tăng trưởng 6,42% là một nỗ lực lớn.
Cùng với doanh thu tăng gần 6,5%, đã kéo theo các chỉ tiêu cũng tăng theo, từ thu nhập, nộp ngân sách, lợi nhuận…
![]() |
Đích đến của May 10 trong năm 2017 là cán mốc doanh thu 3.100 tỷ đồng. |
Cụ thể, trong năm qua, May 10 đã nộp ngân sách đạt 58,75 tỷ ồng, tăng 16,27% so với kế hoạch, tăng 24,18% so với năm 2015. Thu nhập bình quân đạt 7.080.000 đồng/người/tháng, tăng 3,36% so với kế hoạch, tăng 4,33% so với năm 2015. Năng suất lao động đạt 21,43 USD/người/ngày công, tăng 4,87% so với năm 2015.
Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Tổng giám đốc May 10 cho hay, thị trường xuất khẩu dệt may năm 2017 được dự báo còn nhiều khó khăn do tổng cầu tại các thị trường lớn chưa có dấu hiệu tăng trưởng, dẫu vậy, May 10 đặt mục tiêu doanh thu 3.100 tỷ đồng, lợi nhuận 62,5 tỷ đồng, nâng thu nhập cho người lao động bình quân là 7.300.000đồng/người/tháng, cổ tức đạt 15%.
“Chúng tôi vẫn tiếp tục tìm kiếm cơ hội và thời điểm thích hợp để mở rộng năng lực sản xuất, bởi thực tế sản xuất kinh doanh dệt may những năm qua đã chứng minh, thời điểm khó khăn chính là thời cơ để các sáng kiến của doanh nghiệp được phát huy hiệu quả nhất”, bà Huyền nói thêm.
Trước khả năng về thị trường xuất khẩu nằm trong khối TPP có biến động, đại diện doanh nghiệp này cũng khẳng định không quá lo lắng, bởi có TPP hay không thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều vẫn được tiến hành và công tác thị trường vẫn được tập trung ở mức cao độ để tận dụng triệt để dư địa tại các thị trường truyền thống.
Cùng với hoạt động đầu tư mở rộng, Tổng công ty và các đơn vị thành viên áp dụng các giải pháp để giảm thiểu chi phí sản xuất để tăng sức cạnh tranh với các quốc gia xuất khẩu hàng dệt may khác. Đơn cử, tiết kiệm tối đa chi phí trong quá trình sản xuất, đầu tư công nghệ, đối mới phương pháp tổ chức cũng như nâng cao tay nghề của người lao động để tăng năng suất, phần nào bù đắp chi phí tăng lương tối thiểu.
Tổng công ty May 10 đang sở hữu hệ thống 18 nhà máy, xí nghiệp cùng 12.000 lao động, trải dài tại 8 tỉnh, thành phố, từ Hà Nội tới Quảng Bình, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may trong nước.

-
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam -
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ -
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất -
TONMAT Group năm thứ 3 liên tiếp giữ vững vị thế Top 5 Công ty vật liệu xây dựng uy tín Việt Nam -
KCP Việt Nam sẽ tăng vốn đầu tư vào Phú Yên -
Chính phủ cho phép Vietnam Airlines phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu -
Phát triển khu công nghiệp thông minh với công nghệ từ Schneider Electric
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế