
-
Quảng Ngãi đề nghị thông qua 2 đồ án quy hoạch lớn tại Khu kinh tế Dung Quất
-
An Giang có 4 chủ đầu tư chưa thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
-
Những thành tựu nổi bật của Hải Phòng trong phát triển kinh tế
-
Tổ hợp khách sạn và dịch vụ du lịch CYAN gặp khó vì thủ tục đất đai
-
Hải Phòng: Sức hút mới từ khu thương mại tự do -
Động lực giải ngân đại dự án
![]() |
Hôm nay (25/2) là thời hạn chót để lãnh đạo các ban quản lý dự án, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án đang thi công 11 dự án thành phần thuộc Dự án Xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 phải đệ trình Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) những giải pháp nhằm rút ngắn tiến độ thi công công trình trọng điểm quốc gia này.
Yêu cầu được Bộ GTVT đặt ra là, các đơn vị liên quan phải khẩn trương rà soát tiến độ hoàn thành các gói thầu và từng dự án thành phần, phấn đấu rút ngắn tiến độ thi công khoảng 3 tháng. Ngoài ra, phải có giải pháp cụ thể đảm bảo hiệu quả kinh tế - kỹ thuật, tính khả thi, chất lượng và an toàn công trình, đồng thời xây dựng lại tiến độ giải ngân cho từng dự án thành phần phù hợp với tiến độ thi công điều chỉnh. Trường hợp tiến độ thi công rút ngắn ít hơn 3 tháng, thì phải có báo cáo giải trình chi tiết, cụ thể cho từng đoạn tuyến, từng gói thầu, từng dự án thành phần.
Được biết, trên cơ sở tiến độ thi công điều chỉnh, các ban quản lý dự án và nhà đầu tư kiểm soát chặt chẽ tiến độ thi công của từng nhà thầu, tuân thủ quy định hợp đồng; trường hợp nhà thầu chậm tiến độ phải có giải pháp xử lý ngay.
Theo đó, điều chuyển khối lượng giữa các nhà thầu; xử lý vi phạm hợp đồng…; các nhà thầu không hoàn thành hợp đồng theo tiến độ đã cam kết bị xử lý chấm dứt hợp đồng sẽ bị loại trong xét thầu ở các gói thầu tham gia giai đoạn 2021 - 2025.
Đây là sự cụ thể hóa và cũng là quyết tâm cao độ của Bộ GTVT đối với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong chuyến thăm, kiểm tra “xuyên Việt, xuyên Tết” công trường xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông ngay sau Tết Nhâm Dần.
Cần phải nói thêm rằng, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, giá xăng dầu và hầu hết nguyên vật liệu đầu vào phục vụ thi công tăng mạnh, việc đảm bảo đúng thời hạn hoàn thành tuyến cao tốc Bắc - Nam trong hợp đồng được ký kết thực sự là thách thức rất lớn với các nhà thầu thi công.
Thực tế, toàn bộ 11/11 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 đều đã khởi công xây dựng, nhưng lũy kế khối lượng xây lắp hoàn thành đến nay mới đạt khoảng 16.218/56.709 tỷ đồng, tương đương 28,6% giá trị các hợp đồng, chậm khoảng 1,4% giá trị các hợp đồng so với kế hoạch. Như vậy, với các dự án thành phần có yêu cầu tiến độ hoàn thành trong năm 2023 và năm 2024, việc phấn đấu rút ngắn tiến độ ít nhất 3 tháng là có thể thực hiện được do thời gian thực hiện vẫn còn dài, có thể tăng ca, tăng kíp thi công, kết hợp với việc điều chỉnh giai pháp thiết kế xử lý nền đất yếu để đẩy nhanh tiến độ.
Đối với các dự án có yêu cầu tiến độ hoàn thành trong năm 2022 (Mai Sơn - Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Cam Lộ - La Sơn, Phan Thiết - Dầu Dây), việc rút ngắn tiến độ ít nhất 3 tháng là rất khó do thời gian thực hiện không còn nhiều, các vị trí xử lý nền đất yếu đều đã được thi công theo giải pháp thiết kế được duyệt. Tuy vậy, nếu rút ngắn được ít nhất 3 tháng thi công, ngoài việc đưa đại công trình sớm đưa vào khai thác thì với khoảng 40.000 tỷ đồng vốn đầu tư công được bung ra giải ngân trong hơn 1 năm tới sẽ tạo ra cú hích đáng kể, giúp đẩy nhanh tiến trình phục hồi kinh tế đất nước sau đại dịch.
Đó thực sự là mệnh lệnh từ cuộc sống, mệnh lệnh từ công trường đặt ra đối với Bộ GTVT và các đơn vị thi công. Với các nhà đầu tư/nhà thầu thi công - những người sẽ phải tốn thêm rất nhiều chi phí để bổ sung nhân công, thiết bị, trong bối cảnh giá bỏ thầu vốn dĩ đã không cao, thì đây chính là sự hy sinh rất lớn vì sự nghiệp chung.
Để đảm bảo việc rút ngắn tiến độ được khả thi, bên cạnh quyết tâm của nhà thầu/nhà đầu tư, cần có sự vào cuộc đồng bộ của chủ đầu tư, địa phương và các bộ, ngành liên quan. Trước mắt phải giải quyết ngay hai khó khăn lớn là vật liệu đất đắp và cơ chế bù biến động giá cho hàng loạt vật liệu đầu vào thiết yếu khác như xăng dầu, thép, nhựa đường, chi phí nhân công…
Xét cho cùng, nếu cam kết rút ngắn tiến độ khoảng 3 tháng được thực hiện thành công tại Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông, thì sẽ rút ra được bài học kinh nghiệm quý cho những dự án hạ tầng trọng điểm khác, vốn đang rơi vào căn bệnh trầm kha là chậm tiến độ kéo dài, mà không có “thuốc” điều trị dứt điểm.

-
Hải Phòng: Sức hút mới từ khu thương mại tự do -
Động lực giải ngân đại dự án -
Hải Phòng: Quy hoạch là động lực và cơ hội bứt phá -
Hoàn thành nhiệm vụ cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc trong năm 2025 -
Vốn đầu tư công tại TP.HCM bị đọng trong các dự án trọng điểm -
Những dự án hạ tầng thúc đẩy phát triển Hải Phòng -
Quảng Ngãi thu hồi, chuyển đổi mục đích gần 500 ha đất để thực hiện 29 dự án
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới