-
Đà Nẵng nêu giải pháp chống ngập lụt khu vực sân bay -
Thêm 353 tỷ đồng khắc phục hậu quả vụ FLC -
Đà Nẵng xử lý thế nào về vụ 238 sổ đỏ hình thành từ hồ sơ giả? -
Tuyên án vụ cán bộ thuế nhận hối lộ, bảo kê đường dây mua bán hóa đơn -
Lãng phí lớn do các dự án bất động sản chậm triển khai, chậm tiến độ -
Phú Yên tìm hướng xử lý ô nhiễm tại các trang trại chăn nuôi
Sáng mai, 15/5, Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm, xét đơn kháng cáo của 12 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ và các đơn vị liên quan.
Phiên tòa do Thẩm phán Phạm Văn Tuyển làm chủ tọa, dự kiến diễn ra trong 3 ngày.
Theo đó, các bị cáo Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế; Trịnh Thanh Hùng, cựu Vụ phó Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ; Phạm Duy Tuyến, cựu Giám đốc CDC Hải Dương; Nguyễn Nam Liên, cựu Vụ trưởng Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế và một số bị cáo được xem xét nội dung kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm hồi tháng 1/2024. |
Bị cáo Phan Quốc Việt, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á) cũng xin tòa phúc thẩm giảm nhẹ hình phạt; trong khi đó, Vũ Đình Hiệp, Phó tổng giám đốc công ty này có đơn kháng cáo với nội dung đề nghị xem xét, đánh giá lại bản chất của vụ án và tội danh.
Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á cũng có đơn kháng cáo, đề nghị tòa cấp phúc thẩm tuyên không tịch thu sung công quỹ số tiền được xác định là hưởng lợi bất chính từ việc bán kit xét nghiệm cho các tổ chức, cá nhân không liên quan vụ án.
Cùng với đó, công ty này cũng yêu cầu các tổ chức, đơn vị mua kit xét nghiệm mà không qua thủ tục đấu thầu phải thanh toán tiền cho doanh nghiệp theo như hợp đồng đã ký kết; đề nghị hủy bỏ các biện pháp phong tỏa và hạn chế giao dịch với các tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp này và các công ty trong hệ thống của Việt Á không liên quan đến vụ án...
Ngoài ra, mẹ và vợ của Phan Quốc Việt cùng kháng cáo đề nghị hủy bỏ kê biên phong tỏa 54 sổ tiết kiệm có tổng cộng 432 tỷ đồng đứng tên họ, bị cấp sơ thẩm kê biên để đảm bảo thi hành án do đã đánh giá là tài sản có được từ việc bán kit xét nghiệm của Việt Á.
Theo bản án sơ thẩm, đầu năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh, Chính phủ đã triển khai nhiều chủ trương, biện pháp để ứng phó, trong đó có giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chủ động, tích cực triển khai Đề tài nghiên cứu, chế tạo sinh phẩm phục vụ công tác phòng, chống dịch.
Nắm bắt chủ trương trên, Phan Quốc Việt đã đặt vấn đề, thống nhất với Trịnh Thanh Hùng để giúp Công ty Việt Á được tham gia nghiên cứu, với mục đích sử dụng kết quả Đề tài để sản xuất, bán thương mại kit xét nghiệm.
Quá trình này, Việt đã nhiều lần đưa hối lộ cho bị cáo Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế; Nguyễn Huỳnh, cựu Thư ký; Trịnh Thanh Hùng, cựu Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ; Nguyễn Minh Tuấn, cựu Vụ trưởng Trang thiết bị và Công trình Y tế, Bộ Y tế; Nguyễn Nam Liên, cựu Vụ trưởng Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế với số tiền hàng trăm tỷ đồng.
Cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh và cựu Thứ trưởng Phạm Công Tạc cũng nhận “cảm ơn” lần lượt là 200.000 USD và 50.000 USD từ Phan Quốc Việt, nhưng chỉ bị truy tố, xét xử tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Ngoài ra, trong quá trình bán kit xét nghiệm tại các tỉnh, Việt đã chi tiền cảm ơn, thỏa thuận ăn chia hoa hồng từ 15-40% với lãnh đạo, cán bộ Sở Y tế, CDC các tỉnh này, dùng thủ đoạn cung cấp kit xét nghiệm trước, hợp thức thủ tục đấu thầu sau. Chỉ tính riêng tại 19 tỉnh, số tiền thiệt hại tại các cơ sở y tế sử dụng ngân sách để mua kit xét nghiệm là hơn 402 tỷ đồng.
Theo kết quả điều tra, Việt Á đã sản xuất được 8,8 triệu kit xét nghiệm, được nhà nước thanh toán gần 6 triệu kit, tổng số tiền hơn 2.250 tỷ đồng, hưởng lợi bất chính hơn 1.235 tỷ đồng chênh lệch giữa giá bán và giá sản xuất.
Hội đồng xét xử sơ thẩm Tòa án Nhân dân TP.Hà Nội được mở hồi tháng 1/2024 đã tuyên phạt 37/38 bị cáo dưới khung truy tố, trong đó Phan Quốc Việt là người duy nhất bị tuyên trong khung, với tổng hợp là 29 năm tù về 2 tội danh “Đưa hối lộ” và “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Bị cáo Nguyễn Thanh Long nhận mức án 18 năm tù; Trịnh Thanh Hùng 14 năm tù về tội “Nhận hối lộ”; bị cáo Chu Ngọc Anh và Phạm Công Tạc cùng bị tuyên phạt 3 năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
-
Cục Quản lý Dược lý giải kết luận của Thanh tra Chính phủ về hồ sơ tồn đọng -
Đà Nẵng xử lý thế nào về vụ 238 sổ đỏ hình thành từ hồ sơ giả? -
Tuyên án vụ cán bộ thuế nhận hối lộ, bảo kê đường dây mua bán hóa đơn -
Lãng phí lớn do các dự án bất động sản chậm triển khai, chậm tiến độ -
Hà Nội tập trung khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng -
Hà Nội: Khởi tố bị can đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng khiến 11 người tử vong -
Phú Yên tìm hướng xử lý ô nhiễm tại các trang trại chăn nuôi
-
1 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
2 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
3 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
4 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/12
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up