Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Mùa hè, viêm não Nhật Bản lại hoành hành
D.Ngân - 15/06/2024 10:10
 
Bệnh viêm màng não nguy hiểm ở chỗ bệnh có thể lây qua đường hô hấp và các triệu chứng lâm sàng ban đầu của bệnh rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ liên tục tiếp nhận hàng chục trường hợp trẻ nhỏ mắc viêm màng não. Chỉ tính riêng tuần đầu tiên của tháng 6 năm 2024, tỷ lệ bệnh nhi nhập viện vì mắc bệnh lý viêm màng não đã tăng lên gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Bệnh viêm màng não nguy hiểm ở chỗ bệnh có thể lây qua đường hô hấp và các triệu chứng lâm sàng ban đầu của bệnh rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. 

Một trong số những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được các bác sĩ lý giải là do đây là thời điểm thời tiết miền Bắc nắng nóng, thỉnh thoảng có mưa và xen kẽ đợt không khí lạnh.

Thời tiết nóng ẩm, thay đổi thất thường là điều kiện thuận lợi để các virus, vi khuẩn phát triển mạnh, tấn công và gây hại cho sức khỏe con người, nhất là trẻ nhỏ.

Theo BSCKI. Phùng Thị Phương Ngọc, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho hay, bệnh viêm màng não nguy hiểm ở chỗ bệnh có thể lây qua đường hô hấp và các triệu chứng lâm sàng ban đầu của bệnh rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. 

Trẻ thường khởi phát bệnh với triệu chứng sốt, nôn ói, đau đầu,… Nhiều trường hợp phụ huynh/người chăm sóc trẻ chủ quan, bỏ qua các triệu chứng cảnh báo này nên khi trẻ được đưa tới bệnh viện đã ở trong tình trạng nặng.

Do đó, ngay khi thấy trẻ có các triệu chứng như sốt, đau đầu, mệt mỏi, nôn trớ, cứng gáy, ù tai, sợ ánh sáng… thì phụ huynh/người chăm sóc trẻ cần nghĩ ngay tới bệnh viêm màng não và cho trẻ đi thăm khám kịp thời.

Nếu trẻ đã xuất hiện các triệu chứng muộn, điển hình như co giật, hôn mê,…thì não đã bị ảnh hưởng và có thể để lại nhiều di chứng nặng nề, thậm chí là tử vong.

Thông tin thêm về căn bệnh nguy hiểm này, theo TS. Đỗ Thiện Hải, Phó giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, viêm não Nhật Bản là là bệnh có tỷ lệ tử vong và di chứng cao ở trẻ nhỏ (25 - 35%). Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở trẻ từ 2 đến 8 tuổi.

Hầu hết ca nhiễm viêm não Nhật Bản đều nhẹ với triệu chứng sốt, nhức đầu hoặc không có triệu chứng. Tuy nhiên, 1/250 ca mắc có thể dẫn tới bệnh lâm sàng nghiêm trọng.

Thời gian ủ bệnh là 4-14 ngày, trung bình là một tuần. Ở trẻ em, các triệu chứng ban đầu nổi trội thường là đau bụng, nôn. Ngay trong 1-2 ngày đầu, người bệnh đã xuất hiện cứng gáy, tăng trương lực cơ, rối loạn sự vận động nhãn cầu. 

Về tâm thần kinh có thể xuất hiện lú lẫn hoặc mất ý thức. Những ngày đầu phản xạ gân xương tăng, sung huyết giãn mạch rõ. Ở một số trẻ nhỏ tuổi, ngoài sốt cao có thể thấy trẻ bị tiêu chảy, đau bụng, nôn giống như nhiễm khuẩn - nhiễm độc ăn uống.

Khi bệnh trở nặng (giai đoạn toàn phát), trẻ sẽ bị sốt cao (39-40 độ C), nhức đầu, cứng cổ, mất phương hướng, hôn mê, co giật, liệt co cứng và cuối cùng là tử vong.

Thường từ ngày thứ 3-4 của bệnh các triệu chứng của thời kỳ khởi phát không giảm mà lại tăng lên. Từ mê sảng kích thích, dần dần bệnh nhân hôn mê sâu dần.

Các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật cũng tăng lên với biểu hiện vã mồ hôi nhiều, da lúc đỏ, lúc tái, rối loạn nhịp thở. Đến ngày thứ 6-7 của bệnh xuất hiện các triệu chứng tổn thương não nói chung và tổn thương thần kinh khu trú. 

Bệnh nhân mê sảng, ảo giác, kích động co quắp. Trong trường hợp nặng có thể thấy co giật và cơ chi hoặc bại, liệt cứng. Bệnh nhân rối loạn cảm nhận màu sắc và ánh sáng, thị trường bị thu hẹp. Bệnh nhân thường tử vong trong vòng 7 ngày đầu. 

Những bệnh nhân vượt qua được thời kỳ này thì tiên lượng tốt hơn. Tỷ lệ tử vong có thể lên tới 30% ở những người có các triệu chứng nặng.

Trong số những người sống sót, 20-30% bị di chứng vĩnh viễn về trí tuệ, hành vi hoặc thần kinh như tê liệt, co giật tái phát hoặc mất khả năng nói. 

Tử vong ở giai đoạn sau chủ yếu do các biến chứng đặc biệt như viêm phổi, suy kiệt. Theo các chuyên gia, hiện nay, không có thuốc điều trị kháng virus cho bệnh nhân bị viêm não Nhật Bản. 

Tuy là bệnh rất nguy hiểm nhưng viêm não Nhật Bản là bệnh có thể được chữa khỏi, ngăn ngừa các di chứng nguy hiểm nếu được phát hiện và can thiệp điều trị kịp thời, tuân thủ phác đồ điều trị.

Bên cạnh đó, người dân có thể chủ động phòng ngừa bằng vắc-xin viêm não Nhật Bản. Đây là loại vắc-xin tạo đáp ứng miễn dịch chủ động chống lại bệnh viêm não Nhật Bản.

Khi vào cơ thể, vắc-xin sẽ kích thích hệ thống miễn dịch sản xuất ra một chất đặc hiệu (kháng thể) để chủ động tiêu diệt virus JEV gây bệnh viêm não Nhật Bản.

Bác sĩ Nguyễn Tuấn Hải, Hệ thống tiêm chủng Safpo/Potec cho hay, hiện nay, Việt Nam đang sử dụng nhiều loại vắc-xin viêm não Nhật Bản như vắc-xin viêm não Nhật Bản thế hệ mới do các quốc gia khác nhau sản xuất.

Nếu đang băn khoăn không biết nên tiêm loại vắc-xin viêm não Nhật Bản nào phù hợp thì hãy luôn nhớ rằng vắc-xin được tiêm sớm nhất là vắc-xin tốt nhất. 

Những vắc-xin viêm não Nhật Bản đã được cấp phép sử dụng rộng rãi đều đã được trải qua quá trình nghiên cứu và thử nghiệm nghiêm ngặt.

Các loại vắc-xin viêm não Nhật Bản đều có tác dụng bảo vệ cơ thể trẻ em và người lớn khỏi virus JEV gây bệnh viêm não Nhật Bản hoặc ít nhất khi nhiễm virus, bệnh sẽ không tiến triển nặng hay để lại các biến chứng nghiêm trọng hơn.

Với câu hỏi độ tuổi nào nên tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản theo bác sĩ Hải, mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với virus JEV đều có thể mắc bệnh viêm não Nhật Bản.

Tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản đầy đủ, đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất hiện nay.

Về độ tuổi tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản sẽ phù thuộc vào loại vắc-xin người tiêm sử dụng. Trong đó, vắc-xin Imojev được chỉ định tiêm chủng cho trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn, còn vắc-xin Jevax được sử dụng tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn.

Cũng tương tự như các loại vắc-xin khác và bất cứ loại thuốc nào đều có khả năng gây ra tác dụng phụ. Sau khi tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản, người tiêm có thể gặp một số phản ứng sau tiêm thông thường, không nghiêm trọng, sẽ tự khỏi và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Các phản ứng tại chỗ phổ biến như đỏ, ngứa, sưng, đau,… Các phản ứng phụ toàn thân như mệt mỏi, khó chịu, đau đầu, đau cơ,… ở trẻ em có thể sốt còn người lớn có thể phát ban.

Các phản ứng phụ vừa và nghiêm trọng sau tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản rất hiếm khi xảy ra, ước tính tỷ lệ chưa đến 1/1 triệu liều.

Bên cạnh đó, các triệu chứng được cảnh báo sốc phản vệ gồm: Khó thở, tức ngực, thở rít; nổi mề đay, phù mạch nhanh; đau bụng hoặc nôn; tụt huyết áp hoặc ngất; rối loạn ý thức,…

Do vậy, theo dõi các phản ứng sau tiêm tại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút là nguyên tắc cần phải tuân thủ sau tiêm tất cả vắc-xin, kể cả vắc-xin viêm não Nhật Bản, vì đây là khoảng thời gian có thể xuất hiện các tác dụng phụ sau tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản sớm, vừa và nặng.

Ngoài ra, sau khi về nhà, người được tiêm chủng cần tự theo dõi trong 48h nhằm phát hiện các triệu chứng đầu tiên của phản ứng phản vệ để đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Cũng theo chuyên gia, tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản là biện pháp phòng bệnh đơn giản, hữu hiệu và tiết kiệm nhất vì viêm não Nhật Bản chưa có thuốc kháng virus đặc hiệu, việc điều trị rất khó khăn, tỷ lệ tử vong và di chứng rất cao. Do vậy, trẻ em cần được tiêm chủng đầy đủ vắc-xin, đặc biệt các mũi nhắc lại để được bảo vệ tốt nhất.

Thêm một loại vắc-xin chống lại căn bệnh viêm não mô cầu nguy hiểm
Sau gần 40 năm kể từ khi vắc-xin phòng viêm màng não mô cầu nhóm B, C (Cuba) ra đời, đây là lần đầu tiên Việt Nam mới có thêm một loại vắc-xin...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư