-
Cựu Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bị khởi tố trong vụ án gây thiệt hại hơn 234 tỷ đồng -
Cho rằng hết thời hiệu, Công ty STO kiến nghị không xử phạt về lĩnh vực đầu tư -
Địa ốc Hưng Phú bị xử phạt vì xây dựng không phép trong dự án -
Liên tiếp xảy ra 5 trận động đất tại Kon Tum -
Khánh Hòa bị hai doanh nghiệp khởi kiện về xác định giá đất: Sở Tài nguyên và Môi trường khẳng định làm đúng luật -
Xét xử phúc thẩm vụ Đăng kiểm: Các bị cáo trình bày thêm nhiều tình tiết giảm nhẹ mới
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 8 giờ 30 ngày 27/6 (giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng 9.903.774 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 496.796 ca tử vong. Số bệnh nhân phục hồi hiện nay là 5.357.153 người.
Mỹ đang là quốc gia có số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 cao nhất thế giới với 2.552.956 ca nhiễm và 127.640 ca tử vong. Xếp sau Mỹ là Brazil với 1.280.054 ca nhiễm và 56.109 ca tử vong.
Trong những ngày gần đây, số bệnh nhân nhiễm mới COVID-19 tại Mỹ liên tục gia tăng. Theo thống kê mới nhất của Đại học Johns Hopkins, công bố sáng 27/6 (giờ Việt Nam), trong 24 giờ qua, Mỹ đã ghi nhận thêm hơn 40.700 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
Trung tâm Kiểm soát và và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ đã công bố báo cáo cho thấy khoảng từ 5-8% dân số nước này đã nhiễm virus SARS-COV-2. Ước tính này dựa trên các khảo sát đại diện các kết quả xét nghiệm kháng thể trên toàn quốc.
Các khảo sát cũng chỉ ra số ca mắc bệnh COVID-19 tại Mỹ trên thực tế có thể còn gấp 10 lần số ca đã được xác nhận chính thức.
Dân số Mỹ hiện là 329,8 triệu người và CDC ước tính con số thực tế những người đang nhiễm hoặc từng nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể nằm trong khoảng từ 16,5 đến 26,4 triệu người.
Trong khi đó, Giám đốc CDC Robert Redfeild cho biết tỷ lệ nhiễm virus không đồng đều trên cả nước, có những bang tỷ lệ phát hiện kháng thể chưa đến 2% tức là còn phần lớn người dân trong khu vực vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh.
Những số liệu trên được đưa ra trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp tại Mỹ khi nhiều bang dần khôi phục hoạt động sau thời gian phong tỏa để ngăn chặn dịch lây lan.
Một số chuyên gia y tế cảnh báo nhiều bang có thể rơi vào tình trạng mất kiểm soát. Chuyên gia dịch bệnh truyền nhiễm hàng đầu và cũng là cố vấn Nhà Trắng Anthony Fauci mô tả một số bang ở miền Nam và Tây đang trải qua những ngày gia tăng số lây nhiễm mới "một cách đáng lo ngại."
Một số bang kiểm soát tốt dịch bệnh ở phía Đông Bắc như New York, New Jersey và Connecticut đã khuyến cáo những người dân từ các điểm nóng dịch bệnh ở bang khác tự cách ly khi đến những bang này.
Các chuyên gia cho rằng những yếu tố như thiếu sự thống nhất trong các biện pháp ứng phó chính thức, chính sách đeo khẩu trang và giãn cách xã hội không mang tính bắt buộc hay tâm lý tự mãn chính là những yếu tố khiến Mỹ tới nay vẫn chưa thể qua giai đoạn đỉnh dịch.
Tình hình lây nhiễm tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi vẫn tiếp tục gia tăng, với Algeria ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày cao nhất từ trước đến nay.
Theo Ủy ban Giám sát khoa học về diễn biến dịch COVID-19 tại Algeria, tính đến 17 giờ ngày 26/6 (giờ địa phương), cơ quan chức năng nước này đã ghi nhận 240 ca nhiễm mới và 7 ca tử vong vì dịch COVID-19.
Đây là số ca nhiễm mới cao nhất kể từ khi virus SARS-CoV-2 xuất hiện tại quốc gia Bắc Phi này hồi tháng Ba.
Số ca nhiễm mới tăng cao, nhất là khi chính quyền Algeria đang từng bước nới lỏng các biện pháp giới nghiêm nhằm giảm bớt tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội, cũng như đời sống của người dân đã gây ra những quan ngại nhất định trong dư luận.
Đến thời điểm hiện tại, Bộ Y tế Algeria đã ghi nhận 12.685 ca nhiễm, tương đương 29 người/100.000 dân, trong đó 885 ca tử vong và 9.066 người đã được điều trị khỏi hoàn toàn.
Algeria hiện đứng thứ 5 ở châu Phi về số người mắc COVID-19, sau Nam Phi, Ai Cập, Nigeria và Ghana.
Trong khi đó, Bộ Y tế Israel cho biết nước này ghi nhận thêm 400 ca nhiễm mới và 5 ca tử vong trong 24 giờ qua, đưa tổng số ca nhiễm lên 22.800 ca và số ca tử vong lên 314 người.
Số ca nhiễm mới tại Israel liên tục tăng khi ghi nhận 400-500 ca nhiễm mới trong một ngày, mức tăng cao nhất kể từ đầu tháng 4/2020.
Chỉ riêng trong tuần này, Israel đã có thêm 2.135 ca nhiễm, nhiều hơn số ca nhiễm được ghi nhận trong toàn tháng 5/2020.
Chính phủ Israel đã phải ngừng nới rộng các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đồng thời tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh như tăng số tiền phạt đối với người vi phạm các quy định phòng chống dịch bệnh của Bộ Y tế nước này.
Trong khi tình hình dịch bệnh tại Mỹ Latinh, Trung Đông và châu Phi tiếp tục diễn biến phức tạp thì tại châu Âu, dịch bệnh dường như đang thuyên giảm khiến chính phủ nhiều nước nới lỏng các biện pháp hạn chế.
Tại Đức, chính quyền bang Berlin đã thông qua sắc lệnh mới, theo đó, kể từ ngày 27/6, các quy định về giãn cách xã hội vốn được áp dụng trong nhiều tuần qua nhằm hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19 tại thành phố thủ đô nước Đức này sẽ tiếp tục được nới lỏng.
Với sắc lệnh mới trên, chính quyền bang Berlin đã quyết định dỡ bỏ quy định về hạn chế tiếp xúc đối với người dân thủ đô.
Theo đó, người dân cũng như các hộ gia đình được phép gặp gỡ hoặc tiếp xúc với nhau tại khu vực công cộng mà không bị giới hạn số lượng hay hộ gia đình như trước đây.
Tuy nhiên, giới chức thành phố cũng khuyến nghị người dân nên hạn chế tối đa các cuộc tiếp xúc cũng như thực hiện đúng quy tắc về giữ khoảng cách ít nhất 1,5m để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh COVID-19.
Ngoài ra, tất cả các cửa hàng kinh doanh với quy mô lớn nhỏ ở thủ đô Berlin cũng được phép mở cửa trở lại, nhưng vẫn phải tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu về vệ sinh cũng như yêu cầu các khách hàng khi mua sắm phải đeo khẩu trang.
Bên cạnh đó, sắc lệnh mới cũng quy định học sinh các cấp và sinh viên đại học ở thủ đô Berlin sẽ đi học bình thường sau kỳ nghỉ hè. Quy định về giữ khoảng cách 1,5m sẽ không áp dụng cho năm học mới 2020-2021 trong trường hợp dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát.
Người dân tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời sẽ không cần phải tuân thủ về quy tắc giữ khoảng cách.
Bên cạnh việc nới lỏng các quy định về giãn cách xã hội, chính quyền bang Berlin vẫn tiếp tục duy trì một số biện pháp, trong đó yêu cầu bắt buộc người dân phải đeo khẩu trang khi tham gia giao thông công cộng cũng như cấm tổ chức các sự kiện lớn có sự tham gia của hơn 1.000 người từ nay đến ngày 31/8 và các sự kiện với hơn 5.000 người tham gia đến ngày 24/10./.
-
Khánh Hòa bị hai doanh nghiệp khởi kiện về xác định giá đất: Sở Tài nguyên và Môi trường khẳng định làm đúng luật -
Xét xử phúc thẩm vụ Đăng kiểm: Các bị cáo trình bày thêm nhiều tình tiết giảm nhẹ mới -
Cảnh báo hiểm họa khó lường từ việc tự chế, sử dụng pháo nổ trái phép -
Bộ Công an chưa nhận đơn thư liên quan đến thông tin về Ngân hàng ACB -
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật Bí thư Vĩnh Phúc và nhiều cá nhân -
Lừa bán đất nền cho 45 người, thu 85,7 tỷ đồng, lãnh đạo Công ty DCB hầu tòa -
Hủy kết quả trúng đấu giá mỏ cát 370 tỷ đồng gây xôn xao dư luận
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết