-
Gia Lai gỡ nhiều vướng mắc để chuẩn bị khởi công Dự án Cao tốc Quy Nhơn -Pleiku
-
Quảng Ngãi: Cương quyết thu hồi dự án nếu nhà đầu tư cố tình chậm trễ
-
Đà Nẵng: Bổ sung 500 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp quốc lộ 14D
-
Tạo hành lang pháp lý thu hút vốn đầu tư vào hàng không
-
Cơ hội “ngàn năm có một” cho TP.HCM -
Sắp hòa lưới điện Tổ máy số 1 dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I
![]() |
Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất |
Do sự tăng trưởng nhanh của ngành hàng không trong thời gian qua, hiện nay Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã quá tải, thiếu cả đường lăn, sân đỗ và nhà ga, dẫn đến nhiều chuyến bay phải bay chờ, gây thiệt hại lớn về kinh tế và đe dọa an ninh, an toàn hàng không. Để giải quyết tình thế trong thời gian Cảng hàng không quốc tế Long Thành đang chuẩn bị được triển khai đầu tư (nhanh nhất đến năm 2025 mới có thể hoàn thành), việc nâng cao năng lực khai thác Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất là giải pháp hiệu quả nhất và cần thiết trong giai đoạn trước mắt.
Chính vì vậy, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã giao Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan liên quan nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ việc sử dụng khu đất quốc phòng phía Tây Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (khoảng 21 ha) để đầu tư nâng cao năng lực khai thác sân đỗ tàu bay, đường lăn và nhà ga, nâng công suất hệ thống nhà ga hành khách Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đạt khoảng 40-50 triệu hành khách/năm trong giai đoạn từ nay đến năm 2025.
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp Bộ Quốc phòng điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Ngoài nhà ga lưỡng dụng đã có trong quy hoạch, thống nhất với Bộ Quốc phòng nghiên cứu quy hoạch thêm các nhà ga khoảng 10 - 20 triệu hành khách/năm và 01 Trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay.
Bộ Quốc phòng đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng nhà ga hành khách lưỡng dụng đã có trong quy hoạch; chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải lựa chọn nhà đầu tư có năng lực để đầu tư cải tạo, mở rộng sân đỗ tàu bay và đầu tư mở rộng đường lăn.
Phó Thủ tướng yêu cầu trong thời gian triển khai thực hiện các giải pháp nêu trên, Bộ Giao thông vận tải và Bộ Quốc phòng chỉ đạo các đơn vị chức năng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn bay, cả dân sự và quân sự; tổ chức khai thác có hiệu quả để hạn chế tình trạng máy bay phải bay chờ lâu. Bộ Giao thông vận tải phối hợp Bộ Quốc phòng quy hoạch lại đường bay trên không. Bộ Quốc phòng cần tính toán điều chỉnh các hoạt động bay quân sự cho phù hợp, vừa đảm bảo phát triển kinh tế, vừa đáp ứng được yếu tố quốc phòng.
UBND Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải rà soát, tổ chức lại hệ thống giao thông kết nối vào sân bay để hạn chế tình trạng ùn tắc; sớm thực hiện đầu tư tuyến đường mới vào sân bay và các nút giao thông khác mức.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ liên quan đề xuất việc hỗ trợ vốn nhà nước thực hiện các dự án nâng cao năng lực khai thác Cảng hàng không Tân Sơn Nhất (nếu có), trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

-
Sắp hòa lưới điện Tổ máy số 1 dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I -
Cho phép Bến cảng số 1, 2 Lạch Huyện tiếp nhận tàu container 165.000 DWT giảm tải -
Đề xuất xây sân bay Ninh Bình công suất 10 triệu khách, đón được tàu bay Boeing 787 -
Khánh Hòa xây dựng chiến lược thu hút đầu tư sau sáp nhập -
Tiến độ loạt dự án trọng điểm ở Khánh Hòa hiện ra sao? -
Loạt dự án nông nghiệp gặp vướng mắc, lãnh đạo tỉnh Gia Lai chỉ đạo tháo gỡ -
Khơi thông, huy động tối đa các nguồn lực cho tăng trưởng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vinamilk: Tri ân thế hệ đi trước là cách chăm sóc thế hệ mai sau
-
Hinode Supermarket gửi thư mời hợp tác cung ứng ngành hàng
-
Máy đo chuyên dụng - Đơn vị phân phối kìm bấm cos thủy lực uy tín
-
Symlife - Giải pháp đầu tư kép an cư và sinh lời
-
“Ký ức những huyền thoại” - Giai điệu tri ân từ trái tim Tổ quốc