Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 27 tháng 11 năm 2024,
Ngắm tàu buýt đường sông đầu tiên tại Sài Gòn có quán bar, máy lạnh
Gia Huy - 21/08/2017 16:43
 
Chiếc tàu buýt có thiết kế dạng cánh ngầm, dài 18 m với màu vàng chủ đạo cho tuyến buýt sông số 1. Đặc biệt trong tàu sẽ có quán bar, 4 chiếc máy lạnh được gắn ở 4 góc tại vị trí khách ngồi cùng loa phát, hệ thống chữa cháy tự động. Tàu có chỗ rửa tay phía sau cho khách khi di chuyển.

Sáng 21/8, Công ty TNHH Thường Nhật (chủ đầu tư) phối hợp với sở GTVT TP.HCM chính thức đưa vào vận hành thử nghiệm tuyến tàu buýt đường sông số 1 (Bạch Đằng – Linh Đông). Thời gian chạy thử nghiệm được thực hiện trong một tháng, sau đó nếu đáp ứng đủ các điều kiện tuyến buýt đường sông này mới chính thức được đưa vào vận chuyển hành khách.

Chiếc tàu buýt có thiết kế dạng cánh ngầm trước mũi khá đẹp mắt, và có màu vàng là màu chủ đạo.
Chiếc tàu buýt có thiết kế dạng cánh ngầm trước mũi khá đẹp mắt, và có màu vàng là màu chủ đạo.

Ông Nguyễn Kim Toản, Giám đốc Công ty TNHH Thường Nhật – chủ đầu tư dự án, cho biết tuyến buýt đường sông đầu tiên đảm bảo an toàn về kỹ thuật, có sự tính toán về nhiệt độ, độ ẩm của miền Nam. Tuyến buýt đường sông này cũng hướng đến giá trị văn hóa 300 năm của Thành phố - trên bến dưới thuyền. Đặc biệt ông cam kết tuyến này tuyệt đối đảm bảo phù hợp với cảnh quan đô thị và bảo vệ môi trường.

Ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM thông tin, Thành phố có lợi thế là có hơn 1000km tuyến đường thủy nhưng hiện vẫn chưa khai thác hết tiềm năng. Ông hy vọng loại hình giao thông mới này sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, khuyến khích người dân đi lại bằng vận tải công cộng để giảm ùn tắc giao thông.

Ông Toản cho biết, hiện nay giao thông công cộng chỉ đáp ứng 10% nhu cầu đi lại của người dân chủ yếu là với xe buýt và taxi. Thành phố phấn đấu đến năm 2020 loại hình này sẽ đáp ứng 20% nhu cầu của người dân, trong đó xe buýt và taxi ước chiếm 17%, 3% còn lại là loại hình vận tải như metro và buýt đường sông.

Trên mái tàu đặt các phao cứu hộ lớn, hệ thống đèn pha, đèn tín hiệu đường thủy nhiều màu ở vị trí cao nhất.
Trên mái tàu đặt các phao cứu hộ lớn, hệ thống đèn pha, đèn tín hiệu đường thủy nhiều màu ở vị trí cao nhất.

Giám đốc sở GTVT chỉ đạo chủ đầu tư và các đơn vị chức năng phải đảm bảo an toàn, kỹ thuật và đẩy nhanh các hạng mục còn lại của dự án để đưa vào khai thác đồng bộ trong thời gian sớm nhất. Bên cạnh đó ông cũng chỉ đạo các đơn vị phải thực hiện kết nối giao thông giữa đường bộ và đường thủy để người dân đi lại thuận tiện.

Theo chủ đầu tư tuyến buýt đường sông số 1 dài 10,8km, lộ trình từ Bến Bạch Đằng đi theo sông Sài Gòn, qua kênh Thanh Đa và ra lại sông Sài Gòn, đến khu vực P.Linh Đông (Q.Thủ Đức) tại vị trí bến khách ngang sông Bình Quới. Trên tuyến này có 12 bến đón, trả khách nằm rải rác tại các quận 1, 2, Bình Thạnh và Thủ Đức. Trên tuyến này 5 tàu buýt, mỗi tàu 80 chỗ, trong đó 4 tàu vận chuyển thường xuyên và 1 tàu dự bị.Khi đưa vào khai thác, nếu tính cả đón trả khách, buýt đường sông chỉ cần 30 phút là hoàn thành lộ trình, bằng 2/3 so với buýt đường bộ trên cùng một tuyến. giá vé dự kiến là 15.000 đồng/lượt.

Quầy bar phục vụ nước uống ngay trên tàu.
Quầy bar phục vụ nước uống ngay trên tàu.

Ngoài tuyến số 1, tuyến buýt đường sông số 2 (Bạch Đằng – Lò Gốm) dài 10,3km, lộ trình từ Bến Bạch Đằng đi theo sông Sài Gòn qua rạch Bến Nghé, kênh Tàu Hủ đến khu vực bến Lò Gốm (P.7, Q.6) cũng sẽ được triển khai trong thời gian tới. Hiện, tuyến này đang tạm hoãn lại do ảnh hưởng việc xây dựng đập ngăn triều Bến Nghé. Dự kiến tuyến buýt này sẽ khai trương vào đầu năm 2018. 

Tổng chiều dài 2 tuyến hoạt động khoảng 21km, vốn đầu tư của công trình là 124,5 tỷ đồng. Giá vé trong 2 năm đầu là 15.000 đồng/vé/người. Thời gian di chuyển từ đầu đến cuối tuyến khoảng 30 phút.

Cabin buồn lái rộng, tầm nhìn thoáng giúp thuyền trưởng dễ quan sát.
Cabin buồn lái rộng, tầm nhìn thoáng giúp thuyền trưởng dễ quan sát.
Bên trong tàu là 6 dãy ghế dùng chất liệu nhựa với 80 chỗ ngồi. Theo Sở GTVT TP.HCM, hành khách đi tuyến buýt sông không cần mặc áo phao vì tàu được thiết kế bảo đảm độ an toàn cho hành khách.
Bên trong tàu là 6 dãy ghế dùng chất liệu nhựa với 80 chỗ ngồi. Theo Sở GTVT TP.HCM, hành khách đi tuyến buýt sông không cần mặc áo phao vì tàu được thiết kế bảo đảm độ an toàn cho hành khách.
Tuy nhiên, áo phao vẫn được để dưới các ghế phòng trường hợp xảy ra sự cố.
Tuy nhiên, áo phao vẫn được để dưới các ghế phòng trường hợp xảy ra sự cố.
Hai bên hông phòng khách ngồi gắn tên 12 bến, trong đó 9 bến chính thức và 3 bến bổ sung gồm Bạch Đằng - Thủ Thiêm - SG Pearl - Bình An - Tân Cảng - Thảo Điền - Tầm Vu - Thanh Đa- Bình Triệu - Hiệp Bình Chánh - Linh Đông - Trường Thọ. Đèn tín hiệu sẽ nhấp nháy khi tới bến. Các cửa kính được thiết kế rộng, khách vừa có thể di chuyển vừa ngắm cảnh hai bên bờ sông.
Hai bên hông phòng khách ngồi gắn tên 12 bến, trong đó 9 bến chính thức và 3 bến bổ sung gồm Bạch Đằng - Thủ Thiêm - SG Pearl - Bình An - Tân Cảng - Thảo Điền - Tầm Vu - Thanh Đa- Bình Triệu - Hiệp Bình Chánh - Linh Đông - Trường Thọ. Đèn tín hiệu sẽ nhấp nháy khi tới bến. Các cửa kính được thiết kế rộng, khách vừa có thể di chuyển vừa ngắm cảnh hai bên bờ sông.
Mỗi tàu sẽ có 4 máy lạnh.
Mỗi tàu sẽ có 4 máy lạnh.
Vòi rửa tay cho khách hàng.
Vòi rửa tay cho khách hàng.
Hai bên hông cabin và đuôi tàu có 4 phao cứu hộ tròn. Tàu sẽ hoạt động chở khách với lộ trình và giờ cố định
Hai bên hông cabin và đuôi tàu có 4 phao cứu hộ tròn. Tàu sẽ hoạt động chở khách với lộ trình và giờ cố định
Được kỳ vọng góp phần giảm tải ùn tắc giao thông, xe buýt 2 tầng sắp bị "khai tử"?
Lượng khách giảm, chi phí hoạt động cao, khiến chủ đầu tư phải chấm dứt hoạt động của hai xe buýt 2 tầng vào cuối năm nay.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư