
-
Xu hướng của USD bị chi phối trong nửa cuối năm 2025
-
Khó có chuyện ngân hàng tùy tiện siết nợ; Cầu trú ẩn vào vàng giảm
-
Vietbank DigiBiz - Giải bài toán số hóa tài chính cho doanh nghiệp: Nền tảng dễ dùng, triển khai nhanh
-
Phát hành trái phiếu tháng 6/2025 cao kỷ lục, ngân hàng chiếm 80% lượng phát hành
-
Tỷ giá USD/VND tiếp tục tăng nhiệt, nhiều ngân hàng bán ra 26.370 VND/USD -
ABBANK tạm dừng giao dịch điện tử với doanh nghiệp chưa định danh sinh trắc học
“Hổ thêm cánh” cho Shinhan Việt Nam
Việc ANZ Việt Nam nhượng lại mảng bán lẻ cho Shinhan Việt Nam đang khiến nhiều ngân hàng đối thủ lo lắng, bởi đường đến vị trí quán quân khối ngân hàng ngoại tại Việt Nam của Shinhan đang trở nên ngắn hơn bao giờ hết, nhất là khi quán quân HSBC Việt Nam 5 năm qua tăng trưởng lên xuống phập phù.
Dù có vốn điều lệ chỉ 4.547 tỷ đồng, hoạt động cũng không “đình đám” như HSBC Việt Nam (hiện dẫn đầu khối ngân hàng ngoại về vốn điều lệ, tổng tài sản, lợi nhuận), song năm 2016, lợi nhuận của Shinhan Việt Nam đã vượt trên 1.000 tỷ đồng, “ăn đứt” nhiều ngân hàng nội có cùng quy mô vốn và chỉ đứng sau HSBC trong khối ngân hàng ngoại.
![]() |
. |
Theo thỏa thuận, việc mua lại mảng bán lẻ của ANZ sẽ giúp Shinhan Việt Nam có thêm 8 chi nhánh và phòng giao dịch của ANZ Việt Nam tại Hà Nội và TP.HCM, toàn bộ nhân viên khối dịch vụ ngân hàng bán lẻ, 125.000 khách hàng cá nhân hiện hữu tại Việt Nam với khoảng 1,1 tỷ đô-la Australia dư nợ cho vay và huy động.
Có kinh nghiệm hoạt động tại Việt Nam hơn 20 năm, lại tiếp nhận “di sản” bán lẻ lớn mà ANZ dày công xây dựng, thương vụ trên giúp Shinhan Bank như hổ thêm cánh.
Hiện Shinhan sở hữu khối lượng khách hàng doanh nghiệp rất hùng hậu: nhà đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam.
Trước khi đạt được thỏa thuận mua lại mảng bán lẻ của ANZ, Shinhan Việt Nam cũng liên tục mở rộng mạng lưới. Giữa tháng 4/2017, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận cho ngân hàng này mở thêm một văn phòng đại diện và 4 chi nhánh, phòng giao dịch tại Hà Nội và TP.HCM.
Ngân hàng nội - ngoại đều phải dè chừng
Cùng với Shinhan Bank, các ngân hàng khác của Hàn Quốc đang gia tăng ảnh hưởng tại thị trường Việt Nam. Đây cũng là điều dễ hiểu, bởi Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam.
Trong số 8 ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam hiện nay, có tới 2 ngân hàng đến từ Hàn Quốc (Shinhan và Woori Bank). Ngoài ra, rất nhiều ngân hàng lớn khác của Hàn Quốc cũng đã thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam, như Kexim, KEB Hana, Industrial Bank of Korea, Kookmin, Busan, Nonghyup, Ngân hàng Nông nghiệp Hàn Quốc…
Xét về quy mô, thị phần, các ngân hàng Hàn Quốc đang vươn lên dẫn đầu khối ngân hàng ngoại tại Việt Nam.
Không chỉ với ngân hàng ngoại, mà với cả ngân hàng nội, các ngân hàng Hàn Quốc cũng sẽ là những đối thủ đáng gờm. Với chất lượng dịch vụ tốt, lãi suất cạnh tranh, khối ngân hàng Hàn Quốc đang hút một lượng lớn khách hàng của ngân hàng nội.
Đơn cử, tại Shinhan Việt Nam, dư nợ vay của khối khách hàng doanh nghiệp Việt hiện chiếm ít nhất 50% lượng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng này. Chưa hết, lãi suất cho vay mua nhà, mua ô tô, vay tiêu dùng… của Shinhan thấp hơn nhiều ngân hàng trong nước cũng khiến một lượng lớn khách hàng cá nhân bị hút vào ngân hàng này, đặc biệt là khách hàng cá nhân có thu nhập từ trung bình khá trở lên.
Sau Shinhan, “tân binh” Woori cũng lên kế hoạch triển khai hàng loạt sản phẩm bán lẻ ở Việt Nam trong năm 2017, như thẻ, cho vay tín chấp, cho vay thế chấp bất động sản…
Vốn dồi dào, được thừa kế công nghệ hiện đại từ ngân hàng mẹ, am hiểu thị trường Việt Nam, có đội ngũ khách hàng doanh nghiệp hùng hậu… là những lợi thế hiếm có để các ngân hàng Hàn Quốc tấn công thị trường bán lẻ Việt Nam. Đây là điều khiến ngân hàng trong nước lẫn ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam không thể không dè chừng.

-
Xu hướng của USD bị chi phối trong nửa cuối năm 2025
-
Khó có chuyện ngân hàng tùy tiện siết nợ; Cầu trú ẩn vào vàng giảm
-
Vietbank DigiBiz - Giải bài toán số hóa tài chính cho doanh nghiệp: Nền tảng dễ dùng, triển khai nhanh
-
Phát hành trái phiếu tháng 6/2025 cao kỷ lục, ngân hàng chiếm 80% lượng phát hành
-
Tỷ giá USD/VND tiếp tục tăng nhiệt, nhiều ngân hàng bán ra 26.370 VND/USD -
ABBANK tạm dừng giao dịch điện tử với doanh nghiệp chưa định danh sinh trắc học -
Tín dụng đang tập trung vào nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng và dịch vụ -
Agribank - Doanh nghiệp ESG Việt Nam xanh 2025 -
Cân bằng bài toán tỷ giá và lãi suất -
Ưu đãi lãi suất cho vay người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà xã hội -
Nhu cầu “trú ẩn” giảm, giá vàng chịu áp lực lớn
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower