Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Ngân hàng ngoại sẽ mua lượng lớn cổ phần GPBank
Thùy Liên - 19/09/2013 09:40
 
Nguồn tin riêng của phóng viên Báo Đầu tư điện tử - baodautu.vn cho hay, khả năng, Ngân hàng United Overseas Bank (UOB) của Singapore có thể mua lại lượng lớn cổ phần của Ngân hàng Dầu khí toàn cầu (GPBank) nếu được cấp có thẩm quyền cho phép. Trước đó, NHNN khẳng định đang xem xét, xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tái cơ cấu GPBank trên cơ sở có sự tham gia vốn của TCTD nước ngoài.

GPBank là ngân hàng còn lại trong số 9 ngân hàng nằm trong diện tái cơ cấu chưa được phê duyệt phương án tái cơ cấu. Trong khi đó, UOB là một “đại gia” trong lĩnh vực ngân hàng của Singapore và đã có mặt tại Việt Nam từ năm 2008.

Năm 2008, UOB bỏ ra trên 480 tỷ đồng mua 10% cổ phần và trở thành cổ đông nước ngoài của Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank)...

GPBank là ngân hàng duy nhất nằm trong số 9 ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu chưa được phê duyệt phương án tái cơ cấu

Sau 2 lần mua thêm 5% cổ phần, hiện tại, UOB hiện là cổ đông chiến lược của Ngân hàng Phương Nam, nắm giữ 20% cổ phần.

Được biết, tập đoàn Ngân hàng UOB được thành lập tại Singapore vào năm 1935 với tên gọi United Chinese Bank, chủ yếu phục vụ cộng đồng người Phúc Kiến trong những năm đầu thành lập. Đến năm 1965, Ngân hàng đổi tên thành United Overseas Bank để phản ánh mong muốn trở thành một ngân hàng hàng đầu trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Trong suốt 77 năm qua, UOB đã phát triển thông qua hàng loạt vụ mua lại mang tính chiến lược và sự tăng trưởng có hệ thống. Các ngân hàng con chủ yếu của UOB trong khu vực hiện nay bao gồm United Overseas Bank (Malaysia), United Overseas Bank (Thái Lan), PT Bank UOB Indonesia và United Overseas Bank (Trung Quốc). Danh sách công ty con của UOB cũng bao gồm Ngân hàng Far Eastern Bank.

Ngày nay, UOB có mạng lưới toàn cầu bao gồm hơn 500 chi nhánh và văn phòng tại 19 quốc gia và vùng lãnh thổ tại Châu Á Thái Bình Dương, Tây Âu và Bắc Mỹ.

UOB cung cấp các loại hình dịch vụ tài chính đa dạng thông qua mạng lưới toàn cầu bao gồm: dịch vụ tài chính cá nhân, quản lý tài sản tư nhân, dịch vụ ngân hàng cá nhân, dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp và thương mại, , dịch vụ ngân hàng đầu tư, tài chính doanh nghiệp, các hoạt động của thị trường vốn, dịch vụ ngoại hối, dịch vụ môi giới hợp đồng tương lai, quản lý tài sản, dịch vụ quản lý vốn đầu tư mạo hiểm, dịch vụ môi giới chứng khoán và bảo hiểm. UOB cũng đa dạng hoá sự quan tâm của mình trong lĩnh vực du lịch và quản lý bất động sản.

Tại Singapore, UOB là Ngân hàng dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực thẻ tín dụng và cho vay mua nhà cá nhân. Đồng thời UOB cũng là một đối tác chính trong tài trợ cho vay cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bộ phận quản lý quỹ của Tập đoàn, Công ty Quản lý Quỹ của Ngân hàng UOB, là một trong những quỹ đầu tư uy tín của Singapore và đang ngày càng gia tăng sự hiện diện trong khu vực.

Ngân hàng UOB được đánh giá là một trong những ngân hàng hàng đầu thế giới và được Moody xếp hạng tín nhiệm Aa1, Standard & Poor xếp hạng AA-.

Hiện nay, theo quy định, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được sở hữu tối đa 15% cổ phần của ngân hàng trong nước, trường hợp đặc biệt phải trình Chính phủ mới được sở hữu 20% cổ phần.

Nhưng Theo tinh thần của Đề án 254, Nghị định 69 sửa đổi trình Chính phủ theo hướng, trong trường hợp đặc biệt, phục vụ quá trình tái cơ cấu, có thể trình Chính phủ cho phép nhà đầu tư tham gia trên 30% vốn điều lệ của TCTD đối với từng trường hợp cụ thể.

Vốn ngoại rót vào ngân hàng có hiệu quả
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú khẳng định, 13 ngân hàng thương mại có sự tham gia của đối tác nước ngoài đều đang chứng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư