
-
Đồng Pi bị thổi bay hơn 80% giá trị sau hơn 1 tháng lên sàn
-
Phát hành trái phiếu quý I/2025 thấp nhất 5 năm, riêng phát hành ra công chúng tăng tới 68%
-
NCB ghi nhận hơn 125 tỷ đồng lợi nhuận trong quý I/2025 nhờ chiến lược mới
-
Eximbank đồng hành cùng doanh nghiệp “vượt sóng” kinh tế toàn cầu
-
Nới lỏng tiền tệ, lo tín dụng chạy theo “lượng” -
Chubb Life mở rộng chiến lược tiếp cận và chăm sóc khách hàng
Ông Phạm Hồng Hải cho hay, theo Pháp lệnh Ngoại hối và các văn bản hướng dẫn, TCTD và tổ chức khác được phép hoạt động ngoại hối có trách nhiệm xem xét, kiểm tra, lưu giữ các giấy tờ và các chứng từ phù hợp với các giao dịch thực tế. Từ đó, đảm bảo việc cung ứng các dịch vụ ngoại hối được thực hiện đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, lượng chứng từ chứng minh tính hợp pháp của giao dịch nhiều đến cả thùng khiến ngân hàng và khách hàng mất nhiều thời gian.
“Chúng tôi xin kiến nghị nên đơn giản hóa thủ tục giấy tờ và chứng từ cho giao dịch ngoại hối thông qua: nâng cấp cơ sở dữ liệu hiện có (ví dụ như hệ thống hải quan điện tử) và/hoặc xác định rõ trách nhiệm của khách hàng về tính chính xác và trung thực của các thông tin và chứng từ thanh toán mà mình cung cấp. Việc này sẽ giúp giảm tải chi phí và thời gian cho cả khách hàng và ngân hàng”, ông Hải nói.
Liên quan đến kiến nghị này của doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc NHNN thừa nhận có nhận được phản ánh của Nhóm công tác ngân hàng về trường hợp có giao dịch chứng từ "nhiều đến hàng thùng". Tuy nhiên, các giao dịch ngoại hối liên quan luồng tiền vào - ra, do đó, các văn bản ngoại hối quy định chặt chẽ để làm sao các tổ chức cá nhân tham gia giao dịch ngoại hối phải chứng minh được tính hợp pháp của các giao dịch.
"Nhóm công tác ngân hàng nói giao dịch ngoại hối lên đến cả thùng giấy tờ. NHNN ghi nhận ý kiến này và đang chỉ đạo các TCTD phối hợp với Bộ Tài chính và thủ tục hải quan để tăng cường kết nối trên cơ sở tờ khai hải quan nhằm giảm bớt thủ tục cho ngân hàng. Tuy nhiên, NHNN thấy rằng vấn đề này cần phải xem xét rất kỹ lưỡng và phải đảm bảo đủ căn cứ pháp lý và phù hợp với quy định hiện hành và làm sao đạt được mục đích quản lý ngoai hối tránh phát sinh dòng tiền chuyển vào - ra vi phạm pháp luật”, Phó Thống đốc nhấn mạnh.
Ngoài vấn đề thủ tục trong giao dịch ngoại hối, hai vấn đề khác cũng được nhóm công tác ngân hàng đề xuất sáng nay tại VBF là: NHNN cần phát triển khuôn khổ pháp lý và các công cụ phái sinh, phòng ngừa rủi ro nhất định; kết chuyển và cân bằng tiền mặt và cho vay giữa các công ty trong cùng tập đoàn.
"Hiện nay, do chưa có các khuôn khổ pháp lý và hướng dẫn cụ thể của NHNN về các sản phẩm nêu trên, các ngân hàng không có đủ khả năng cung cấp dịch vụ quản lý dòng tiền cho khách hàng. Điều này sẽ khiến khách hàng, đặc biệt là các công ty đa quốc gia với nhiều công ty con và chi nhánh không được tiếp cận với các công cụ quản lý thanh khoản hiệu quả. Đề nghị NHNN xây dựng khung pháp lý cho hoạt động quản lý dòng tiền để các ngân hàng trong nước và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam có thể cung cấp dịch vụ này cũng như hỗ trợ cho khách hàng.Việc này sẽ giúp nâng cao hiệu suất hoạt động của các doanh nghiệp trong và ngoài nước”, ông Phạm Hồng Hải thay mặt nhóm ngân hàng phát biểu.
Về các khuyến nghị này của nhà đầu tư, bà Nguyễn Thị Hồng khẳng định, hiện nay, các văn bản pháp lý của NHNN đã có quy định về các sản phẩm phái sinh, về lãi suất và hiện đang trong giai đoạn cuối để hoàn thiện thông tư hướng dẫn về phái sinh giá cả hàng hóa. Thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục nghiên cứu các sản phẩm để phòng ngừa rủi ro trên thị trường.
Riêng kiến nghị về hoạt động cho vay giữa các công ty trong tập đoàn, lãnh đạo NHNN cho hay, kiến nghị này xuất phát từ nhu cầu cho vay giữa các công ty của tập đoàn thông qua hoạt động ủy thác của ngân hàng tại NHNN.
"Về nguyên tắc, NHNN ủng hộ cần phát triển thị trường tài chính với các sản phẩm có chất lượng cao, đem lại nhiều tiện ích nâng cao hiệu quả hoạt động cho khách hàng và doanh nghiệp nhưng vẫn cần tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật. Với ủy thác, NHNN đã có Thông tư 30/2014/TT-NHNN quy định cụ thể về các khái niệm doanh nghiệp cùng tập đoàn cho vay nhau liên tục có mục đích sinh lời phải phụ thuộc vào khái niệm kinh doanh của luật kinh doanh…", bà Hồng nói.
Bên cạnh trả lời các kiến nghị của nhà đầu tư, lãnh đạo NHNN cũng khẳng định, thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục tinh thần Chính phủ kiến tạo, luôn lắng nghe ý kiến phản ánh để tháo gỡ nhanh chóng nhất các vướng mắc cho nhà đầu tư.

-
Nới lỏng tiền tệ, lo tín dụng chạy theo “lượng” -
Chubb Life mở rộng chiến lược tiếp cận và chăm sóc khách hàng -
Đã có 26 ngân hàng giảm lãi suất, có ngân hàng giảm 7 lần trong1 tháng -
Vàng thế giới giảm sâu, giá SJC về dưới 102 triệu đồng/lượng -
Năm 2025, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, không có kế hoạch mở rộng hệ sinh thái -
HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận trên 21.000 tỷ đồng trước thuế năm 2025 -
Agribank có tân Chủ tịch Hội đồng thành viên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort