-
Sáu ngân hàng sẽ hỗ trợ khách vay mua nhà tại Caraworld -
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD -
VPBank kiến tạo thịnh vượng từ khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho thế hệ trẻ -
Hành trình sở hữu xe ô tô với lãi suất vay ưu đãi từ 6,75% tại Eximbank -
Thúc đẩy ngân hàng thực thi ESG: Ngoài cơ chế khuyến khích cần thêm chế tài bắt buộc -
Tín dụng xanh tại Agribank: Khoản vay lâm nghiệp bền vững đứng đầu về lượng khách hàng
Năm 2021, các nhà băng đã mạnh tay trích lập dự phòng, nâng bộ “đệm” chống đỡ rủi ro nợ xấu |
Nợ nội bảng tăng
Ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tỷ lệ nợ xấu nội bảng năm 2021 là 1,9%, cao hơn so với mức 1,69% tính đến cuối năm 2020. Tuy nhiên, nếu tính cả các khoản nợ đã bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) nhưng chưa xử lý và nợ xấu tiềm ẩn, thì tỷ lệ lên tới 3,79%.
Trong thời gian dịch Covid-19 diễn ra, các ngân hàng đã xử lý tái cơ cấu nhiều khoản nợ cho các khách hàng bị khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Theo ông Tú, trong trường hợp thận trọng hơn, nếu xét đến cả tác động của đại dịch, với các khoản nợ đang được cơ cấu lại theo Thông 01/2020/TT-NHNN, Thông tư 03/2021/TT-NHNN, Thông tư 14/2021/TT-NHNN, thì tỷ lệ nợ xấu ở mức 8,2%.
Kết thúc năm tài chính 2021, VPBank, VietinBank và BIDV là 3 ngân hàng có khoản nợ xấu cao hàng đầu, từ 13.000 đến 16.000 tỷ đồng. Trong đó, VPBank có hơn 15.800 tỷ đồng nợ xấu, tăng 60% so với năm trước. Nợ xấu tại VietinBank cũng bị đẩy lên một bậc so với năm trước, với gần 14.300 tỷ đồng, tăng gần 49%, đến từ việc khoản nợ dưới chuẩn (nhóm 3) tăng mạnh gần 275% lên hơn 7.000 tỷ đồng. Trong khi đó, nợ xấu tại BIDV giảm gần 38%, nhưng vẫn còn hơn 13.200 tỷ đồng, nhóm nợ có khả năng mất vốn giảm mạnh tới 58% kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ giảm xuống.
Chất lượng nợ vay của Techcombank tại thời điểm cuối quý IV/2021 đi lùi so với đầu năm khi nợ xấu tăng đến 77%, với 2,294 tỷ đồng. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng gấp đôi kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ 0,47% lên 0,66%.
Tại ACB, nếu không tính hơn 4,749 tỷ đồng cho vay giao dịch ký quỹ của Công ty Chứng khoán ACB (ACBS), tổng nợ xấu của ngân hàng này tính đến cuối năm 2021 tăng 52% so với đầu năm, lên mức hơn 2,799 tỷ đồng. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng mạnh nhất, kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay của ACB tăng từ mức 0,6% đầu năm lên 0,78%.
Nợ xấu ở một số ngân hàng nhỏ cũng có xu hướng tăng. Đến cuối năm 2021, nợ xấu của VietBank tăng mạnh 135%, lên 1.845 tỷ đồng, chủ yếu tăng tại nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) và nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ), qua đó kéo tỷ lệ nợ xấu nội bảng từ mức 1,75% lên 3,65%.
Tổng nợ xấu ở Saigonbank cũng tăng 46% so với đầu năm 2021, với hơn 325 tỷ đồng. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ tăng mạnh. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ 1,54% đầu năm lên 1,97%
Các chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán SSI đưa ra nhận định, mốc thời gian quan trọng cần theo dõi là thời hạn cơ cấu nợ xấu chỉ kéo dài đến ngày 30/6/2022. Do không còn đợt giãn nợ nào khác, nên sau thời hạn này, các ngân hàng sẽ công bố nợ xấu thực tế.
Đòi hỏi “bộ đệm” lớn
Chuyên gia kinh tế - ngân hàng, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, nợ xấu có xu hướng tăng lên trong bối cảnh dịch bệnh và là một trong những thách thức lớn nhất trong năm 2022. Ông dự báo trong năm 2022, nợ xấu nội bảng có thể tăng lên mức 2,3 - 2,5%, nếu tính cả nợ đã bán VAMC và nợ tiểm ẩn là khoảng 7,31%.
Trong bối cảnh đó, các nhà băng đã phải mạnh tay trích lập dự phòng, nâng bộ “đệm” chống đỡ rủi ro. Năm 2021, ACB dành hơn 3.336 tỷ đồng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, gấp 3,5 lần năm 2020, song vẫn đạt gần 12 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Tương tự, Techcombank chi ra gần 2.665 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng trong năm qua, nhưng Ngân hàng báo lãi trước thuế tăng 47%, đạt hơn 23,238 tỷ đồng.
Nợ xấu nội bảng tăng trên 3% buộc VietBank chi 409 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong quý IV/2021. Lũy kế cả năm 2021, nhà băng này phải mạnh tay trích hơn 482 tỷ đồng dự phòng rủi ro (tăng 913% so với năm 2020) khi nợ nhóm 3-4 tăng mạnh. Kết quả, lợi nhuận trước thuế của VietBank năm qua chỉ đạt 636 tỷ đồng, bằng gần 60% kế hoạch.
Sau khi trừ 113 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro do nợ xấu đi lên, Saigonbank lỗ hơn 40 tỷ đồng trong quý IV/2021. Tuy nhiên, lũy kế cả năm 2021, ngân hàng này vẫn lãi trước thuế 154 tỷ đồng do kết quả kinh doanh tích cực trong 3 quý đầu năm.
Trong khi đó, dù nợ xấu giảm trong quý IV/2021, nhưng để kiểm soát nợ xấu, các nhà băng đã phải gia tăng “bộ đệm” dự phòng rủi ro. Tại Vietcombank, ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng cho biết, tỷ lệ bao phủ nợ xấu nội bảng (LLR) cao kỷ lục ngành ngân hàng, ở mức 424%. Điều này đồng nghĩa, mỗi đồng nợ xấu nội bảng của Vietcombank được đảm bảo bằng hơn 4 đồng dự phòng.
BIDV cũng tăng cường trích lập dự phòng trong năm 2021, đưa tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên mức cao nhất từ trước đến nay, đạt 235%. Tại VietinBank, khả năng phòng thủ nợ xấu cũng tăng đáng kể, khi tỷ lệ bao phủ đạt 171% tính đến cuối năm 2021. MBB tăng trích lập hơn 8.700 tỷ đồng, lên 268%. Ngoài ra, VPB, MSB tăng hơn 100% số trích dự phòng rủi ro.
Ông Nguyễn Hồng Khanh, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS) đánh giá, nợ xấu ngành ngân hàng năm 2021 (các khoản công bố, tồn đọng, đã bán VAMC, dư nợ tái cơ cấu) khoảng 7,3% theo thống kê của NHNN. Dù tỷ lệ nợ xấu nội bảng năm 2021 ở một số nhà băng giảm nhẹ, nhưng về số tuyệt đối vẫn tăng khoảng 8.300 tỷ đồng, tương đương tăng khoảng 9,3% so với cùng kỳ. Các ngân hàng đã bỏ ra gần 142.000 tỷ đồng để dự phòng nợ xấu, tăng 58% so năm 2020.
NHNN đang xây dựng khung pháp lý về chất lượng tài sản và xử lý nợ xấu, trong đó có Thông tư 11/2021/TT-NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng, Dự thảo sửa đổi Thông tư 52/2018/TT-NHNN về đánh giá tổ chức tín dụng, Thông tư 16/2021/TT-NHNN nhằm thắt chặt việc mua bán trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng và Dự thảo sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP về thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
-
Thúc đẩy ngân hàng thực thi ESG: Ngoài cơ chế khuyến khích cần thêm chế tài bắt buộc -
Tín dụng xanh tại Agribank: Khoản vay lâm nghiệp bền vững đứng đầu về lượng khách hàng -
Eximbank khẳng định không nhận được quyết định thanh tra hoạt động cấp tín dụng -
Phó thống đốc Đào Minh Tú: Thực hành ESG là vấn đề nóng và cấp bách -
Hơn 22% dư nợ tín dụng đã được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội -
VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024 -
Các ngân hàng đóng vai trò mắt xích quan trọng trong thực thi ESG
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"