Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Ngành kinh tế xanh Hà Nội đã thu về gần 40.000 tỷ đồng kể từ đầu năm 2022
Hồng Hạnh - 20/09/2022 09:38
 
9 tháng đầu năm, ngành kinh tế xanh Hà Nội đã phục vụ hơn 13,8 triệu lượt du khách, tổng thu từ khách du lịch ước đạt 39.690 tỷ đồng.
9 tháng đầu năm, ngành kinh tế xanh Hà Nội đã phục vụ hơn 13,8 triệu lượt du khách, tổng thu từ khách du lịch ước đạt 39.690 tỷ đồng. 

Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm Hà Nội ước đón 13,1 triệu lượt khách nội địa và hơn 766.000 lượt khách quốc tế, tổng lượng khách tăng 4 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Riêng trong tháng 9 Hà Nội ước đón 1,48 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế ước đón 184.400 lượt và khách nội địa là 1,3 triệu lượt.

Tận dụng và phát huy giá trị di sản, Hà Nội có nhiều sản phẩm du lịch mới đang được du khách trong và ngoài nước yêu thích như: tour du lịch Đêm thiêng liêng tại Nhà tù Hỏa Lò, tour đêm Giải mã Hoàng thành Thăng Long, đi bộ ngắm kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội.

Trong 3 tháng cuối năm, Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động kinh doanh du lịch và đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch.

Các sản phẩm du lịch mạo hiểm tại khu vực ngoại thành Hà Nội cũng được phát triển để phục vụ nhu cầu của du khách trong và ngoài nước như dù lượn tại huyện Chương Mỹ và bay khinh khí cầu tại Ba Vì…

Tiếp tục xây dựng bản đồ số du lịch Hà Nội qua hệ thống website hoặc ứng dụng với các tiện ích, tính năng đa dạng đáp ứng nhu cầu thông tin cho người dân và du khách.

Bên cạnh đó, Sở Du lịch Hà Nội cũng đẩy mạnh triển khai các hoạt động thu hút du khách đến với thủ đô như Tuần lễ golf Hà Nội 2022, Festival áo dài 2022 trong thời gian tới.

Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có 27 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 35 cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm, 9 cơ sở kinh doanh vui chơi giải trí, 1 cơ sở kinh doanh dịch vụ thể thao đã được công nhận đạt chuẩn phục vụ khách du lịch.

Trong 9 tháng qua, thành phố công nhận thêm 3 điểm du lịch là: Di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh), Di sản văn hóa thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội (quận Ba Đình), Điểm du lịch sinh thái Hoàng Long (huyện Thạch Thất). Tổng các khu, điểm du lịch đã được công nhận trên địa bàn thành phố đến nay là 24 khu, điểm.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Sở Du lịch Hà Nội từ nay đến cuối năm là tiếp tục hướng dẫn các tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm tham quan du lịch trên địa bàn sử dụng Bộ tiêu chí đánh giá điểm du lịch, khu du lịch chất lượng cao trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025.

Cũng theo Sở Du lịch Hà Nội, tính đến tháng 9/2022 trên địa bàn Thành phố có 3.425 cơ sở lưu trú du lịch với 64.800 phòng; trong đó có 598 khách sạn, căn hộ đã được xếp hạng từ 1 - 5 sao với 25.057 phòng, chiếm 17% tổng số cơ sở lưu trú du lịch.

Theo Quy hoạch phát triển du lịch định hướng đến năm 2030, Hà Nội sẽ không phát triển cơ sở lưu trú quy mô dưới 10 phòng, mà ưu tiên phát triển các cơ sở lưu trú từ 3 sao trở lên và loại hình du lịch lưu trú ở nhà dân (homestay) tại cụm du lịch.

Để bảo đảm mục tiêu phát triển du lịch Hà Nội trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong năm 2025 và là ngành dịch vụ hiện đại, chuyên nghiệp, trong thời gian tới, Hà Nội sẽ tập trung đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch; nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch; đẩy mạnh công tác chuyển đổi số ngành du lịch Thủ đô; tăng cường công tác phối hợp liên ngành…

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư