
-
Tỷ lệ ứng dụng AI của nhà bán hàng trực tuyến Việt Nam thuộc top đầu khu vực Đông Nam Á
-
Giá xăng giảm kỷ lục 1.700 đồng mỗi lít
-
Kiểm soát chặt xuất xứ hàng hoá, tăng tốc tìm thị trường mới
-
Giá lợn hơi tháng 4/2025 dần ổn định
-
CPI tháng 3/2025 giảm 0,03% -
Xuất khẩu quý I là tiền đề để ngành nông nghiệp hoàn thành mục tiêu cả năm
Mỹ luôn nằm trong top 3 thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, có rất nhiều dư địa, nhưng cũng không ít rào cản khiến doanh nghiệp thủy sản Việt Nam nhiều phen “lao đao”.
Trong đó, có những vấn đề kéo dài nhiều năm như thuế chống bán phá giá tôm, cá tra và có vấn đề “nóng sốt” của năm 2024 như thuế chống trợ cấp đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ.
Trong 10 năm gần đây, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ dao động ở mức 1,5 tỷ USD - 2,1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng đáng kể, từ 18%-23% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Mỹ luôn là thị trường tiêu thụ hàng đầu của các mặt hàng chủ lực như tôm, cá ngừ, cá tra…
Ngược lại, Việt Nam cũng là một đối tác nhập khẩu cho các nhà kinh doanh thủy sản Mỹ với giá trị nhập khẩu từ 65-70 triệu USD/năm. Những sản phẩm nhập khẩu nổi trội là cá hồi, cá trích, cá minh thái, cá bơn…
Dự kiến vào tháng 7/2024, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) sẽ có quyết định về việc Việt Nam có được chuyển đổi trạng thái từ nền kinh tế phi thị trường sang nền kinh tế thị trường hay không.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), nếu Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường, đây sẽ là lợi thế cho cho các doanh nghiệp Việt Nam trong các đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá tôm, cá tra và điều tra chống trợ cấp trong thời gian tới.
Các rào cản và quy định khác cũng có thể được nhìn nhận, rà soát theo hướng nới lỏng hơn, thuận lợi hơn cho ngành thủy sản Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là cơ hội thu hút hơn các nhà đầu tư từ Mỹ tới với ngành thủy sản Việt Nam, mở rộng cơ hội giao thương thủy sản giữa 2 nước.
“Khi các rào cản thuế quan được tháo gỡ hoặc nới lỏng, hàng thủy sản Việt Nam sẽ lấy lại lợi thế cạnh tranh về giá tại thị trường Mỹ, giúp người tiêu dùng Mỹ tiếp cận nhiều hơn với nguồn thủy sản chất lượng và giá tốt của Việt Nam”, VASEP đánh giá.
Theo Bộ Công thương, đối với các vụ việc phòng vệ thương mại, việc công nhận quy chế kinh tế thị trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Việc công nhận này sẽ giúp giảm thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam; trong khi hàng hóa từ các nền kinh tế phi thị trường thường phải chịu mức thuế cao hơn trong các cuộc điều tra thuế chống bán phá giá.
Được biết, hiện đã có tổng cộng 72 quốc gia công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, trong đó có những nền kinh tế lớn như Anh, Canada, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Theo kế hoạch, quyết định chính thức sẽ được Mỹ công bố vào ngày 26/7/2024. Hiện, một số cơ quan của Mỹ đã lên tiếng ủng hộ Việt Nam như Hiệp hội Thương mại Mỹ (AmCham), Hiệp hội Công nghiệp bán lẻ Mỹ (RILA), Hiệp hội Các nhà xuất nhập khẩu Mỹ (AAEI), Hiệp hội Nông nghiệp Mỹ (NASDA), Hiệp hội Dệt may và da giày Mỹ (AAFA). Tuy nhiên, vẫn có một số bên phản đối như Liên minh sản xuất Mỹ (AAM) hay Công đoàn Công nhân thép (USW).
-
Ngành thủy sản cần bình tĩnh, tránh lo sợ ảnh hưởng đến sản xuất -
Kiểm soát chặt xuất xứ hàng hoá, tăng tốc tìm thị trường mới -
Giá lợn hơi tháng 4/2025 dần ổn định -
Xuất khẩu quý II đối mặt nhiều khó khăn -
Lô hàng lớn thủy sản Việt vẫn xuất sang Mỹ -
CPI tháng 3/2025 giảm 0,03% -
Đón hè 2025, Hòa Phát tung bộ sưu tập máy làm mát mới
-
FPT trở thành đối tác công nghệ của đội bóng hàng đầu giải Ngoại hạng Anh
-
Đột phá chuyển đổi xanh tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia 2025
-
Petrovietnam thông báo mời thầu
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Xây dựng
-
Konica Minolta dẫn đầu thị phần máy in màu sản xuất tại Đông Nam Á năm 2024
-
Khánh thành nhà máy Happyfood tại Đồng Tháp