-
Hậu soát xét, Dự án thành phần 3 vành 4 TP. Hà Nội giảm tới 2.991 tỷ đồng -
Trình phương án đầu tư tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku trị giá 36.594 tỷ đồng -
Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án -
Năm 2024, Nghệ An thu hút 1,7 tỷ USD vốn FDI, cao nhất từ trước đến nay -
Ninh Thuận: Thêm dự án du lịch chậm tiến độ bị thu hồi đất -
Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận chủ trương nạo vét tuyến luồng hàng hải Kỳ Hà
Mục tiêu thông xe phần cao tốc vào năm 2025 và hoàn thành toàn bộ vào năm 2026 của Dự án đường Vành đai 3 có nguy cơ bị ảnh hưởng vì chậm bàn giao mặt bằng. |
Vành đai 2: Bảy năm không hoàn thành 2,7 km
Theo Quy hoạch Phát triển giao thông TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ duyệt từ năm 2013, đường Vành đai 2 TP.HCM có tổng chiều dài 64 km, quy mô 6 - 10 làn xe.
Báo cáo khẩn của Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM mới đây cho thấy, đến nay, Thành phố đã đầu tư xây dựng, đưa vào khai thác khoảng 50 km của đường Vành đai 2, còn lại 3 đoạn với tổng chiều dài 14 km vẫn chưa khép kín.
Trong đó, đoạn 3 của Dự án đường Vành đai 2 chỉ dài 2,7 km (từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa), thực hiện theo hình thức đối tác công - tư (PPP), được UBND TP.HCM phê duyệt dự án năm 2015, ký kết hợp đồng với nhà đầu tư (Công ty cổ phần Văn Phú Bắc Ái) năm 2016.
Với tổng vốn đầu tư hơn 2.765 tỷ đồng (chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng là 1.821 tỷ đồng), đoạn 3 của Dự án đường Vành đai 2 sẽ xây dựng mới 2 nhánh đường song song 2 bên tuyến chính theo quy hoạch, xây dựng 3 cầu.
Do đó, cần sớm nghiên cứu đầu tư mở rộng đoạn đường này đảm bảo đồng bộ với toàn bộ đường Vành đai 3. Cơ quan tham mưu của TP.HCM đề xuất Thành phố kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND tỉnh Bình Dương khẩn trương nghiên cứu đề xuất mở rộng đoạn đường Mỹ Phước - Tân Vạn và đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng.
Theo hợp đồng, nhà đầu tư sẽ được TP.HCM thanh toán bằng 6 khu đất theo nguyên tắc ưu tiên thanh toán trước chi phí giải phóng mặt bằng do nhà đầu tư ứng để thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng.
Dự án này khởi công vào tháng 12/2017 và theo kế hoạch, sẽ hoàn thành sau 3 năm. Nhà đầu tư đã thi công đạt gần 44% tổng khối lượng, song từ tháng 3/2020 tới nay, Dự án phải dừng lại. Nguyên nhân được xác định do vướng khâu giải phóng mặt bằng và thanh toán quỹ đất cho nhà đầu tư.
Tháng 8/2020, Công ty cổ phần Văn Phú Bắc Ái gửi văn bản kiến nghị tới UBND TP.HCM nêu rõ, sau hơn 4 năm kể từ khi ký kết hợp đồng, Công ty đã huy động vốn thực hiện Dự án, giá trị giải ngân đã đạt 1.370 tỷ đồng, chưa bao gồm lãi vay. Khi đó, đã đến thời điểm nhà đầu tư phải thanh toán nợ gốc và lãi vay, riêng khoản lãi vay tính đến cuối tháng 5/2020 là khoảng 222 tỷ đồng.
Theo nhà đầu tư, hợp đồng quy định, doanh nghiệp làm bao nhiêu, thì TP.HCM thanh toán bấy nhiêu. Nhưng Dự án đã hoàn thành gần 44% tổng khối lượng, mà UBND TP.HCM vẫn chưa thanh toán quỹ đất, nên tiền lãi ngày càng tăng lên.
Đến tháng 5/2024, Công ty cổ phần Văn Phú Bắc Ái lại phải “kêu trời” rằng, tổng số tiền họ đã huy động vào công trình là hơn 2.200 tỷ đồng, gồm 800 tỷ đồng là vốn chủ sở hữu và 1.400 tỷ đồng vay ngân hàng. Hiện mỗi tháng, Công ty phải chịu lãi vay hơn 14 tỷ đồng và con số này vẫn tiếp tục tăng, trong khi doanh nghiệp chưa được chi trả bằng quỹ đất tương ứng vì chưa hoàn tất giải quyết vướng mắc liên quan đến phương án thanh toán, điều chỉnh, ký phụ lục hợp đồng.
Tới thời điểm này, Dự án đã cơ bản hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (đạt 89,8%); đã thu hồi mặt bằng đạt 79%. Tháng 7/2024, nhà đầu tư cũng đã chuyển 107 tỷ đồng cho Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng TP. Thủ Đức để tiếp tục chi trả cho các hộ dân còn lại.
Trong khi đó, về phía cơ quan chức năng, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM vẫn… đang tổ chức lập quy trình thanh toán các quỹ đất BT làm cơ sở thanh toán cho doanh nghiệp; Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cũng… đang rà soát việc điều chỉnh Báo cáo Nghiên cứu khả thi, làm cơ sở đàm phán, ký kết phụ lục hợp đồng; còn UBND TP.Thủ Đức vẫn… đang tổ chức bồi thường các trường hợp còn lại, làm cơ sở bàn giao mặt bằng…
Như vậy, đoạn đường Vành đai 2 nói trên chỉ dài 2,7 km, nhưng đã tiêu tốn 7 năm mà vẫn chưa thể khép kín. Cơ quan chức năng dự kiến thi công lại dự án này vào đầu năm 2025 và dự kiến hoàn thành năm 2026.
Vành đai 3: Một tỉnh có thể làm ảnh hưởng tới tiến độ toàn Dự án
Dự án đường Vành đai 3 được xác định là trục giao thông huyết mạch, tạo kết nối các đô thị, trung tâm công nghiệp, dịch vụ của vùng Đông Nam bộ, thúc đẩy liên kết vùng đa phương phức, phát huy vai trò đô thị hạt nhân của TP.HCM
Dự án có chiều dài hơn 76 km, đi qua địa phận TP.HCM và 3 tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An, được triển khai theo hình thức đầu tư công với tổng mức đầu tư 75.378 tỷ đồng, do UBND của 4 tỉnh, thành phố này làm cơ quan chủ quản. Dự án đặt mục tiêu thông xe phần cao tốc vào năm 2025 và hoàn thành toàn bộ vào năm 2026.
Theo báo cáo mới nhất của cơ quan chức năng TP.HCM (TP.HCM được giao làm cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện Dự án để bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ), tiến độ thực hiện các dự án thành phần thuộc Dự án đường Vành đai 3 cơ bản bám sát tiến độ yêu cầu tại Nghị quyết số 57/2022/QH15 của Quốc hội và Nghị quyết số 105/NQ-CP của Chính phủ.
Vấn đề khó khăn nhất của Dự án trong thời gian qua là thiếu cát đắp nền đường, đến nay đã được tháo gỡ.
Với vấn đề “nóng” thứ 2 là công tác giải phóng mặt bằng, tới thời điểm này, TP.HCM và tỉnh Long An đã bàn giao mặt bằng đủ để triển khai thi công; tỉnh Bình Dương đã bàn giao đạt hơn 90%.
“Riêng địa bàn tỉnh Đồng Nai, diện tích bàn giao mặt bằng còn thấp, khoảng 33%. Việc chậm bàn giao mặt bằng ảnh hưởng đến tiến độ thi công Dự án”, báo cáo của Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM nhấn mạnh.
Vành đai 4: Kiến nghị khẩn vì địa phương “đói” vốn ngân sách
Dự án đường Vành đai 4 TP.HCM có tổng chiều dài khoảng 207 km, đi qua 5 tỉnh, thành phố là Bà Rịa - Vũng Tàu (18,23 km), Đồng Nai (45,54 km), Bình Dương (47,45 km), TP.HCM (17,3 km) và Long An (78,3 km).
Giai đoạn I của Dự án có tổng mức đầu tư ước tính khoảng 128.063 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng khoảng 76.772 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 51.291 tỷ đồng. Dự án được thực hiện theo hình thức BOT.
Đến nay, UBND các tỉnh, thành phố đã cơ bản hoàn chỉnh Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi. Tuy nhiên, theo cơ quan chức năng TP.HCM, trong quá trình hoàn thiện hồ sơ, nhiều địa phương đang gặp khó khăn, vướng mắc.
Cụ thể, chưa có cơ chế cho địa phương được sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương để thực hiện đầu tư các dự án đường Vành đai 4 thuộc nhiệm vụ chi từ ngân sách Trung ương; thiếu cơ chế cho phép địa phương này hỗ trợ địa phương khác thực hiện các hoạt động đầu tư công của Dự án đi qua 2 địa phương, ví dụ trường hợp cầu Thủ Biên nối tỉnh Đồng Nai và Bình Dương.
Mặt khác, nguồn vốn nhà nước tham gia các dự án rất lớn, trong khi nguồn vốn ngân sách của các địa phương lại đang khó khăn, khó cân đối, bố trí.
Bởi các vướng mắc trên, mới đây, trên cơ sở thống nhất giữa các địa phương, Chủ tịch UBND TP.HCM, ông Phan Văn Mãi đã ký văn bản khẩn gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị 10 cơ chế, chính sách đặc thù để triển khai Dự án đường Vành đai 4.
Trong đó, đáng lưu ý là kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao UBND cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản, được sử dụng ngân sách địa phương và nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư các dự án đường Vành đai 4; được sử dụng ngân sách địa phương hỗ trợ địa phương khác thực hiện hoạt động đầu tư công của dự án qua 2 địa phương.
Kiến nghị tiếp theo là ngân sách Trung ương hỗ trợ các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu 50% tổng mức vốn ngân sách tham gia dự án. Riêng tỉnh Long An đề xuất ngân sách Trung ương hỗ trợ 75% tổng mức vốn ngân sách tham gia dự án.
Các tỉnh, thành phố kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án không vượt quá 70% tổng mức đầu tư dự án; cho phép UBND các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Long An phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật các đồ án quy hoạch xây dựng khu chức năng, quy hoạch đô thị đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Bên cạnh đó, kiến nghị cho phép giá trị tổng mức đầu tư các dự án Vành đai 4 của từng địa phương chuyển tiếp vốn đầu tư công trung hạn 2026 - 2030 không tính cộng vào tổng mức đầu tư của các chương trình, dự án phải thực hiện trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau của từng địa phương.
-
Hậu soát xét, Dự án thành phần 3 vành 4 TP. Hà Nội giảm tới 2.991 tỷ đồng -
Bước tiến mới tại “siêu” dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ -
Trình phương án đầu tư tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku trị giá 36.594 tỷ đồng -
Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án
-
Năm 2024, Nghệ An thu hút 1,7 tỷ USD vốn FDI, cao nhất từ trước đến nay -
Thừa Thiên Huế điều chỉnh quy hoạch chung Khu công nghiệp Phong Điền -
Ninh Thuận: Thêm dự án du lịch chậm tiến độ bị thu hồi đất -
Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận chủ trương nạo vét tuyến luồng hàng hải Kỳ Hà -
Ninh Thuận lên kế hoạch khắc phục 32 dự án chậm tiến độ -
Thừa Thiên Huế điều chỉnh dự án đường trục chính Lăng Cô - Cảnh Dương -
Đề xuất cho doanh nghiệp tham gia giải phóng mặt bằng KCN Tam Anh - An An Hòa
- Agribank vinh dự đạt Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024
- Tổng đài tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp và cá nhân tại Kế toán Anpha
- Có nên lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm kết hợp với bảo hiểm không?
- Archi Reenco Hòa Bình được vinh danh Top 200 Doanh nghiệp xuất sắc giải Sao Vàng đất Việt 2024
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững, Stavian Hóa chất được vinh danh trong Top 10 Sao Vàng đất Việt 2024