-
TP.HCM vận hành tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí -
Vàng có thể "ngủ đông"; ngân hàng lo thiệt hại nặng vì rủi ro công nghệ -
Mặt bằng lãi suất duy trì mức thấp trong năm 2025? -
Lợi nhuận quý IV2024 của Sacombank tăng 68% -
Agribank tham gia hai dự án lớn về tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu -
Kinh doanh tích cực, TPBank được kỳ vọng tăng trưởng cao
Dịch bệnh khiến doanh nghiệp có xu hướng gửi tiền vào ngân hàng để phòng thủ, hơn là rót vào đầu tư, sản xuất - kinh doanh |
Huy động vốn dân cư tăng chậm
Trong 8 tháng đầu năm nay, tín dụng toàn hệ thống, theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tăng 7,4% so với đầu năm, tương đương mức 14,6% so với cùng kỳ. Số liệu huy động vốn 8 tháng chưa được NHNN công bố, song theo ước tính của các công ty chứng khoán, tăng trưởng tiền gửi vào ngân hàng sẽ ở mức thấp nhất nhiều năm trở lại đây.
Tại TP.HCM, đầu tàu kinh tế lớn của cả nước, huy động vốn 7 tháng đầu năm nay chỉ tăng 0,7%, trong khi tín dụng tăng tới 5,8%. Tại Hà Nội, huy động vốn 8 tháng tăng tới 9,2% so với đầu năm, nhưng chủ yếu tăng ở phát hành giấy tờ có giá và tiền gửi thanh toán của doanh nghiệp, trong khi tiền gửi dân cư tiếp tục tăng chậm.
Số liệu mà NHNN công bố trước đó cho thấy, nửa đầu năm nay, huy động vốn toàn hệ thống chỉ tăng 2,9% so với đầu năm, thấp hơn nhiều so với mức tăng 5,1% (năm 2020) và 8% (năm 2019). Tuy nhiên, tiền gửi có kỳ hạn chỉ tăng 1,4%. Động lực tăng trưởng huy động vốn chủ yếu nằm ở tiền gửi thanh toán doanh nghiệp.
Tính chung nửa đầu năm, người dân đã gửi ròng thêm gần 151.200 tỷ đồng vào các nhà băng, trong khi số này của nhóm khách hàng tổ chức, doanh nghiệp là gần 233.200 tỷ đồng. Điều này trái ngược với giai đoạn trước khi dịch Covid-19 xảy ra: tiền gửi dân cư thường cao gấp đôi tiền gửi thanh toán của khách hàng doanh nghiệp và tổ chức.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là lãi suất huy động xuống thấp khiến người dân có xu hướng dịch chuyển tiền nhàn rỗi sang các kênh đầu tư khác. Trong khi đó, dịch bệnh diễn biến khó lường khiến doanh nghiệp có xu hướng gửi tiền vào ngân hàng để phòng thủ, hơn là rót tiền vào đầu tư, sản xuất - kinh doanh.
Mặc dù thanh khoản hệ thống vẫn dồi dào (chủ yếu do tín dụng tăng chậm), song cơ cấu vốn huy động đang tiềm ẩn rủi ro cho các ngân hàng. Hiện tiền gửi dân cư chỉ chiếm một nửa lượng vốn huy động của các nhà băng và tăng rất chậm. Trong khi đó, tiền gửi doanh nghiệp, tuy tăng nhanh, song có thể bị rút ra bất kỳ lúc nào (đưa vào sản xuất - kinh doanh khi dịch bệnh được kiểm soát).
Không chỉ tiền gửi dân cư tăng chậm một cách đáng ngại, mà theo ông Phạm Chí Quang, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN), thời gian qua, nhiều ngân hàng chạy đua thu hút tiền gửi không kỳ hạn (CASA) và tăng tỷ lệ CASA trên tổng vốn huy động. Điều này giúp ngân hàng huy động được vốn rẻ, song khiến nguồn vốn huy động trở nên bấp bênh. Cụ thể, ngân hàng “nuôi” đến hơn 50% tổng dư nợ cho vay là dư nợ trung, dài hạn, trong khi huy động chủ yếu ngắn hạn, thậm chí không kỳ hạn, dẫn tới an toàn vốn thiếu chắc chắn.
Tiền chảy vào đâu?
Theo nhận định của giới phân tích, mặt bằng lãi suất thấp những năm gần đây đã kích thích tiền chảy vào chứng khoán, bất động sản. Minh chứng là số tài khoản mới trên thị trường tăng kỷ lục, thanh khoản thị trường cao chưa từng thấy và số dư tiền gửi của nhà đầu tư tại các công ty chứng khoán rất lớn.
Số liệu của FiinGroup cho thấy, số dư tiền mặt của nhà đầu tư tại các công ty chứng khoán tại thời điểm cuối tháng 8/2021 ước đạt tới 80.000 tỷ đồng - xô đổ mọi kỷ lục trước đó.
Theo ước tính của giới phân tích, dòng tiền đổ vào chứng khoán không chỉ đến từ nhà đầu tư cá nhân, mà còn đến từ các doanh nghiệp có vốn nhàn rỗi và chưa thể đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh, lãi ngân hàng thấp.
Lãi suất thấp cũng là nguyên nhân khiến thị trường trái phiếu doanh nghiệp sôi động. Mặc dù theo quy định hiện hành, chỉ nhà đầu tư chuyên nghiệp và nhà đầu tư tổ chức mới được mua trái phiếu riêng lẻ, song thực tế, các “chợ” trái phiếu doanh nghiệp vẫn diễn ra hết sức sôi động, chào bán cho nhà đầu tư cá nhân. Nếu muốn mua trái phiếu doanh nghiệp, thì nhà đầu tư cá nhân có thể được hỗ trợ “chạy” giúp chứng nhận nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Trước nỗi lo tiền chảy vào chứng khoán, bất động sản của nhiều chuyên gia, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định, NHNN luôn kiểm soát chặt chẽ tín dụng các lĩnh vực ưu tiên. Tín dụng đầu tư, kinh doanh chứng khoán chiếm tỷ trọng nhỏ (0,5%) trong tổng dư nợ nền kinh tế. Tăng trưởng tín dụng bất động sản giảm dần và tập trung chủ yếu vào mục đích tự sử dụng là nhu cầu thiết yếu của người dân và nền kinh tế (chiếm hơn 60% dư nợ bất động sản).
Con số thống kê của NHNN không sai, song thực tế, tiền đang chảy vào chứng khoán, bất động sản rất lớn. Nguyên do là tiền chảy vào kênh này không từ tín dụng, mà từ các kênh khác - vốn ngoài tầm kiểm soát của NHNN, như người dân rút tiết kiệm, chuyển vốn từ sản xuất - kinh doanh vào các kênh này…
Thống đốc NHNN thừa nhận, những tháng đầu năm 2021, thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh, giá bất động sản tăng cao, nhất là giá đất nền ở địa phương có thông tin quy hoạch đô thị, giao thông, hạ tầng hoặc điều chỉnh tăng giá đất... có một phần nguyên nhân là lãi suất tiết kiệm thấp, trong khi người dân thiếu cơ hội đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, nên đã gia tăng đầu tư chứng khoán, bất động sản.
Trong bối cảnh nguồn vốn huy động thiếu bền vững, khả năng giảm lãi suất huy động thêm nữa là rất khó. Các chuyên gia phân tích của Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect nhận định, lãi suất sẽ khó giảm thêm dù có khả năng NHNN sẽ nới room tín dụng và ngân hàng thương mại sẽ giảm thêm lãi suất cho vay. “Chúng tôi giữ nguyên quan điểm lãi suất huy động có thể tăng 10-15 điểm cơ bản so với mức hiện tại vào cuối năm 2021, nhưng vẫn ở mức thấp so với trước đại dịch”, chuyên gia phân tích của VNDirect dự báo.
Tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp.
- TS. Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế
Với mặt bằng thấp hiện nay, lãi suất huy động giảm thêm nữa là rất khó. Nếu giảm tiếp lãi suất, nhiều khả năng dòng tiền sẽ chuyển sang các kênh đầu tư rủi ro như chứng khoán, bất động sản…
Dù mức giảm lãi suất cho vay của ngân hàng chưa đáp ứng được kỳ vọng của doanh nghiệp, song với ngân hàng, việc giảm thêm lãi suất không hề đơn giản. Theo tôi, vấn đề quan trọng không kém việc giảm lãi suất lúc này là cải thiện quy trình, thủ tục vay vốn, tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp.
-
Lợi nhuận quý IV2024 của Sacombank tăng 68% -
Agribank tham gia hai dự án lớn về tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu -
Kinh doanh tích cực, TPBank được kỳ vọng tăng trưởng cao -
Thẻ Eximbank: Chìa khóa mở ra trải nghiệm độc đáo tại HOZO 2024 -
Cơ hội vay vốn tiền tỷ với lãi suất từ 0% dành riêng cho các chủ shop -
Chỉ số DXY vượt mốc 108 điểm, tỷ giá tăng áp lực -
USD neo cao trên đỉnh 13 tháng, giá vàng trồi sụt mạnh
-
1 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
2 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
3 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
4 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/12
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up