Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 27 tháng 04 năm 2024,
Người La Chí đón Tết như thế nào?
Đức Thanh - 20/01/2015 13:43
 
Người La Chí cư trú chủ yếu ở các huyện Xín Mần, Hoàng Su Phì (Hà Giang), huyện Mường Khương và Bắc Hà tỉnh Lào Cai... Người La Chí giỏi nghề khai khẩn, làm ruộng bậc thang, trồng lúa nước, nên từ lâu, việc đứt bữa đã không còn là nỗi lo đối với người dân nơi đèo heo hút gió này nữa.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
LienVietPostBank tổ chức đón Tết cho huyện nghèo Xín Mần
Thưởng ngoạn cảnh tuyết rơi như châu Âu ở Sapa
Phong tục đón năm mới trên thế giới có gì thú vị?

Nhà của mỗi gia đình người La Chí là một quần thể kiến trúc gồm nhà sàn - nhà trệt - kho thóc trong một phạm vi không gian hẹp. Kiểu kiến trúc kết hợp chặt chẽ giữa sàn và nhà trệt là một sáng tạo văn hoá độc đáo. Mỗi nhà gồm hai phần bằng nhau, mái lồng vào nhau, phần nhà sàn để ở, phần nhà trệt là nơi làm bếp. Người La Chí được biết đến một phần nhờ Lễ hội Khu Cù Tê hay còn được gọi là tết uống rượu tháng bảy của người La Chí, đây là ngày tết có ý nghĩa nhất trong năm của họ.

Các thủ tục cúng lễ thiêng liêng chuẩn bị cho Lễ hội Khu Cù Tê là một trong những nghi lễ quan trọng nhất thể hiện tín ngưỡng, mang đậm bản sắc văn hóa riêng biệt  của người La Chí. Trong dịp Tết Khu Cù Tê, 2 món ẩm thực bắt buộc phải có đó là thịt trâu và rượu hoẵng.

Người La Chí ở Xín Mần năm nay vui hơn do được đón đến hai cái tết Khu Cù Tê. Từ ngày 15 - 17/1 vừa qua, Ngân hàng LienvietPost Bank đã hỗ trợ đồng bào La Chí ở xã Bản Díu, huyện Xín Mần, Hà Giang đón tết, tặng quà cho dân bản và các học sinh, đồng thời hỗ trợ kinh phí tái hiện nét văn hóa đặc sắc nhất trong Tết Khu Cù Tê.

Nhà của người  được chia làm 2 phần rõ rệt trong một không gian chung. Mỗi nhà gồm hai phần bằng nhau, mái lồng vào nhau, phần nhà sàn để ở, phần nhà trệt là nơi làm bếp. Trong dịp tết Khu Cù Tê, cây cối xung quanh nhà được phát quang và bếp lửa luôn cháy đỏ.
Trong ngày Tết, những chiếc áo dài tứ, có dây thắt lưng, yếm, khăn dài,cùng vòng bạc là trang phục được phụ nữ La Chí thường dùng
Đàn ông đơn giản hơn trong cách ăn mặc với áo ngũ thân dài tới bắp chân, quần lá tọa, đầu quấn khăn tay đeo vòng bạc
Để chuẩn bị cho Tết Khu Cù Tê, những người phụ nữ trong một dòng tộc quây quần bên nhau, mỗi người một việc người rửa lá, người đãi đỗ, trộn gạo để làm bánh chưng tím hay còn gọi là bánh gio.
Bánh chưng tím của người La Chí được làm từ gạo nếp trộn với than của cây rừng, đỗ, thịt lợn…

 

Người La Chí không nuôi bò, nên trâu luôn là món thịt không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên. Người La Chí quan niệm, thịt trâu và sừng trâu là điềm tốt cho gia đình, tuy nhiên chỉ những con trâu được giết mổ ở những đám cưới hoặc lễ hội mới được sử dụng để tế lễ tổ tiên, sừng trâu mới được dùng để uống rượu hoẵng.
Người phụ nữ La Chí vẫn còn thói quen nhuộm răng đen
Các em bé gái được chít khăn ngay từ nhỏ
Mỗi khi Tết Khu Cù Tê diễn ra luôn thu hút được sự chú ý của bà con trong vùng, từ người gia đến trẻ nhỏ
Tết Khu Cù Tê được các thầy cúng hay còn gọi là Mổ Cóc tiến hành hết sức nghiêm trang. Trống và chiêng cũng được người La Chí coi trọng, việc đánh trống từ tết tháng 7 đến ngày 1-1 của năm sau được cho là báo hiệu của sự may mắn, hạnh phúc. Nhưng nếu đánh trống sau những ngày đó lại bị kiêng kị.
Trong tết Khu Cù Tê hát đối luôn là tiết mục mở màn cho phần hội
Tiếp đến là ném còn của những trai làng gái bản
Khu Cù Tê cũng thu hút được đông đảo du khách thập phương và nhà hảo tâm đến với bà con dân tộc nơi đây
Rượu hoẵng cũng là món đặc sản níu chân du khách và làm cho những trò chơi dân dân thú vị hơn trong những dịp lễ hội

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư