-
Hai dự án nút giao ở phía Đông TP.HCM có nguy cơ chậm tiến độ -
Quảng Nam xin kéo dài thời gian giải ngân vốn các dự án thuộc Chương trình phục hồi -
Khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới -
Đề xuất đầu tư 1.581 tỷ đồng xây nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu với ĐT.991 -
TP.HCM: Dự án cầu, đường Nguyễn Khoái tăng thêm 74 tỷ đồng -
Phú Yên cần huy động tổng vốn đầu tư 298.000 tỷ đồng giai đoạn 2021 - 2030
Thi công hầm đường bộ số 3, Dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn |
Thần tốc hơn nữa
10 ngày sau khi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát động đợt cao điểm thi đua 500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc (18/8/2024), nhịp độ trên công trường thi công Gói thầu XL03, Dự án thành phần Quảng Ngãi - Hoài Nhơn thuộc Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đã được đẩy lên một mức mới.
Dự án thành phần Quảng Ngãi - Hoài Nhơn dài 88 km, tổng mức đầu tư 21.000 tỷ đồng chính là dự án lớn nhất trong số 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.
Trong đó, Gói thầu XL03 do Tập đoàn Đèo Cả đảm nhận với điểm nhấn là xây dựng 1 hầm đường bộ có chiều dài 3.200 m, nằm giữa địa phận 2 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định. Hạng mục này đang là đường găng tiến độ, quyết định việc Dự án thành phần Quảng Ngãi - Hoài Nhơn có thể hoàn thành vào tháng 12/2025 hay không.
Dưới cái nắng như nung cuối hè lên tới hơn 40 độ C tại Nam Trung bộ, các đơn vị thi công hầm đường bộ số 3 bắt đầu làm việc từ 6 giờ sáng để có thể kết thúc ca làm việc đầu tiên vào khoảng 11 giờ. Quãng nghỉ hơn 1 giờ 30 phút là khoảng thời gian quý giá để những người công nhân khẩn trương ăn trưa và có giấc ngủ ngắn trong các nhà công vụ sát công trường trước khi bắt đầu ca làm việc chiều và kéo dài đến tận đêm muộn.
Cần phải nói thêm rằng, các nhóm thợ cơ khí dù phải thi công ngoài trời nóng như rang để chuẩn bị các bộ ván khuôn đúc vỏ hầm nặng cả trăm tấn vẫn còn dễ chịu hơn nhiều so với các kỹ sư, công nhân đang làm việc tại các mũi thi công hầm đường bộ số 3.
Dù không phải làm việc ngoài trời và được bơm khí tươi liên tục, nhưng không khí trong hầm lúc nào cũng đặc quánh tiếng ồn, độ ẩm rất cao, khiến nơi đây như một “nồi hầm”, người bình thường chỉ đứng một lúc là cảm thấy tức ngực, ngạt thở.
Ở sâu bên trong đoạn hầm, các công nhân vận hành máy khoan vẫn nhẫn nại tỉa phẳng mặt gương hầm, trước khi khoan hàng trăm mũi vào lớp đá cứng phục vụ công tác nổ mìn. Không khí làm việc trong công trường diễn ra hối hả theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ: “Đã khẩn trương rồi, thì khẩn trương hơn nữa”.
Cùng với việc bổ sung thiết bị đặc chủng và thợ kỹ thuật lành nghề, để đẩy nhanh tiến độ thi công hầm đường bộ số 3, Tập đoàn Đèo Cả còn mạnh dạn cải tiến biện pháp tổ chức thi công bằng việc phân chia hầm thành nhiều hầm nhỏ kết hợp đào gương nghiêng và phun gia cố ngay sau khi khai đào.
Ông Bùi Hồng Đăng, Giám đốc Ban chỉ huy hầm Dự án thành phần Quảng Ngãi - Hoài Nhơn (Tập đoàn Đèo Cả) cho biết, giải pháp này nhằm rút ngắn thời gian thi công và tăng an toàn chịu lực của kết cấu thi công, khắc phục được thiết kế với hình dạng chưa được tối ưu về mặt chịu lực của hầm.
Nhờ được tăng lực và áp dụng biện pháp thi công sáng tạo, nên tính đến cuối tháng 8/2024, công trình hầm đường bộ số 3 đang được đẩy nhanh tiến độ đáng kể so với yêu cầu đề ra của chủ đầu tư. Phía hầm trái đã đào được 1.500 m/3.200 m, hầm phải đào được 1.619 m/3.200 m.
“Chúng tôi đang tổ chức thi công 3 ca, 4 kíp suốt ngày đêm, dự kiến đào thông hầm vào tháng 3/2025, vượt tiến độ so với hợp đồng khoảng 8 tháng để cùng các đơn vị bạn thông xe cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn trong tháng 12/2025, vượt tiến độ chung gần 6 tháng”, ông Đăng cho biết.
Không chỉ tại Gói thầu XL03, nhịp độ thi công nước rút đã xuất hiện trên hầu hết các dự án xây dựng đường cao tốc do Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) và các địa phương làm chủ đầu tư.
Tại Dự án thành phần 3 cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Tập đoàn Sơn Hải đang tập trung tối đa thiết bị, nhân lực để thi công vượt tiến độ 3 - 6 tháng đối với các hạng mục công việc đã ký với chủ đầu tư.
Bên cạnh đó, Tập đoàn Sơn Hải còn cam kết hoàn thành 52 km cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu ngay trong năm 2025, vượt tiến độ 12 tháng, quyết tâm lập kỷ lục mới về tiến độ, đồng thời cam kết là doanh nghiệp hàng đầu về chất lượng thi công.
“Chúng ta đã thấy hình ảnh Thủ tướng Chính phủ gắn liền với cao tốc bằng những chuyến đi kiểm tra, chỉ đạo trên hiện trường hầu hết vào những ngày nghỉ, ngày lễ, thứ 7, Chủ nhật. Hình ảnh đó đã truyền cảm hứng cho các nhà thầu, người lao động chúng tôi thêm quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao, xây dựng những tuyến đường cao tốc đảm bảo tiến độ và chất lượng”, ông Lê Viết Hải, Chủ tịch Tập đoàn Sơn Hải chia sẻ.
“Xuyên lễ, xuyên ngày nghỉ”
Theo ông Nguyễn Danh Huy, Thứ trưởng Bộ GTVT, triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để thúc đẩy đầu tư các dự án hạ tầng giao thông đạt kết quả quan trọng và nổi bật.
Đến nay, cả nước đã hoàn thành thêm khoảng 1.000 km đường bộ cao tốc, đi qua 15 tỉnh, thành phố, nâng tổng số đường bộ cao tốc lên gần 2.100 km; đang thi công trên 1.700 km, chuẩn bị khởi công khoảng 1.400 km. Các dự án trải dài qua khắp 48 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Tính trung bình trong 3 năm qua, mỗi năm, cả nước đưa vào khai thác khoảng 300 km đường cao tốc, bằng 10 năm trước đó cộng lại.
“Các chuyến kiểm tra hiện trường thường xuyên, trong đó có chuyến kiểm tra xuyên Việt, xuyên Tết của Thủ tướng Chính phủ và các kỳ họp của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT đã kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo khí thế, quyết tâm trong các đơn vị thi công công trình. Lãnh đạo Bộ GTVT cũng liên tục bám sát công trường để kịp thời tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thi công”, ông Nguyễn Danh Huy cho biết.
Tuy nhiên, mục tiêu hoàn thành gần 1.000 km đường cao tốc còn lại trong khoảng 500 ngày đêm vẫn là một thử thách rất lớn buộc ngành GTVT phải có bước nước rút thần tốc hơn nữa.
Cụ thể, ngoài 2.021 km đã đưa vào khai thác, hiện có khoảng 1.700 km đường bộ cao tốc đang thi công, trong đó, gần 1.200 km có kế hoạch hoàn thành vào năm 2025. Trong số các dự án có kế hoạch về đích năm 2025, gần 700 km (thuộc 13 dự án/dự án thành phần) cơ bản đáp ứng tiến độ; hơn 300 km còn lại cần có sự chỉ đạo quyết liệt, tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc, thì mới có thể hoàn thành trong năm 2025.
Trong chỉ đạo mới nhất phát đi ngày 28/8, đích thân Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng yêu cầu các thứ trưởng Bộ GTVT theo phân công nhiệm vụ tích cực đôn đốc, chỉ đạo các chủ đầu tư/ban quản lý dự án chủ động làm việc với địa phương để hoàn thành mục tiêu 3.000 km đường bộ cao tốc vào năm 2025, đặc biệt là các dự án chậm tiến độ.
Sức ép về việc sớm đưa các tuyến cao tốc vào khai thác từ lãnh đạo Chính phủ, Bộ GTVT đang trở thành động lực giúp nhiều nhà thầu, chủ đầu tư vượt qua những giới hạn của bản thân để hoàn thành công trình.
Ý thức về danh dự, tự trọng nghề nghiệp và tương lai phía trước tạo lực đẩy để các nhà thầu vượt qua khó khăn. Nhiều nhà thầu chấp nhận “chơi lớn”, sẵn sàng giảm lợi nhuận để bổ sung nhân lực, thiết bị nhằm rút ngắn tiến độ thi công.
Lãnh đạo cao nhất của các nhà thầu thường xuyên có mặt tại hiện trường, đặc biệt là các gói thầu giữ đường găng tiến độ. Ngoài nhiệm vụ duy trì dòng tiền đổ vào các gói thầu đang trong giai đoạn thi công nước rút, nhiều lãnh đạo cao nhất của nhà thầu còn trực tiếp chăm lo bữa ăn giữa ca cho các công nhân, thưởng nóng cho các mũi thi công có tiến độ tốt.
Ông Phạm Văn Khôi, Tổng giám đốc Công ty Xây dựng Phương Thành - một trong các nhà thầu chính thi công Dự án thành phần cao tốc Bùng - Vạn Ninh cho biết, nhà thầu đã huy động đầy đủ nhân lực và thiết bị cho đợt nước rút trước khi mùa mưa lũ bắt đầu.
“Nguồn vốn luôn sẵn sàng, thời gian thanh toán đã được rút ngắn tối đa, nếu điều kiện thời tiết thuận lợi, thì chúng tôi sẽ giải ngân vượt mức kế hoạch vốn và kế hoạch tiến độ đã đăng ký với chủ đầu tư - Ban Quản lý dự án 6”, ông Khôi nhấn mạnh.
Để hỗ trợ các nhà thầu trong đợt cao điểm thi đua 500 ngày đêm, Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu các ban quản lý dự án, chủ đầu tư các dự án đường cao tốc phải chủ động, đôn đốc các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật, cung ứng vật liệu xây dựng; tập trung, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, quyết liệt thi công với tinh thần “vượt nắng, thắng mưa”, “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, “3 ca, 4 kíp”, “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, “xuyên lễ, xuyên Tết, xuyên ngày nghỉ”, “làm việc nào dứt việc đó”, “đã cam kết, phải thực hiện; đã hứa, phải làm” để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án.
Trong đó, công việc cấp bách lúc này là chỉ đạo, đôn đốc các nhà thầu tập trung thi công các hạng mục là đường găng tiến độ như công trình hầm, cầu lớn; khu vực phải gia tải, xử lý nền đất yếu...
“Tinh thần là phải nỗ lực hơn nữa, quyết tâm cao hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm; chỉ đạo sâu sát, phân công rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ tiến độ, thời hạn hoàn thành, có sản phẩm cụ thể”, người đứng đầu ngành GTVT yêu cầu.
-
Đề xuất đầu tư 1.581 tỷ đồng xây nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu với ĐT.991 -
TP.HCM: Dự án cầu, đường Nguyễn Khoái tăng thêm 74 tỷ đồng -
Phú Yên cần huy động tổng vốn đầu tư 298.000 tỷ đồng giai đoạn 2021 - 2030 -
Lâm Đồng: Giám đốc Sở Tài chính được quyền quyết toán vốn dự án nhóm B, C -
Đầu tư Dự án Đường giao thông Cảng trung chuyển Quốc tế Vân Phong giai đoạn 2 -
Kiến nghị gỡ khó về vốn chủ sở hữu tối thiểu của nhà đầu tư cao tốc -
Cân nhắc thêm phương án mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn lên 6 làn xe
- Hành trình thúc đẩy đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (DEI) tại Suntory PepsiCo Việt Nam
- Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ một ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Các quỹ phòng hộ lạc quan về Microsoft Corporation
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững
- C.P. Việt Nam tiếp tục trồng rừng bền vững tại Đồng Nai năm 2024
- Intech Group chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả lũ lụt