-
Thêm nhiều mặt hàng mới thông quan qua Cửa khẩu Bắc Luân II - Móng Cái -
Giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95-III cùng giảm nhẹ -
Xuất nhập khẩu đến ngày 15/11/2024 cán mốc 681,4 tỷ USD, bằng cả năm 2023 -
Thêm một nguồn cung cấp DAP chất lượng cao, cung ứng ổn định cho nông dân Việt Nam -
Dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD trong năm 2025 -
Hàng Việt bao phủ chuỗi bán lẻ nội địa
Nguồn cung nội tăng, nhập khẩu giảm
Việt Nam phải chi hàng tỷ USD để nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa về chế biến, phục vụ thị trường nội địa. Tuy nhiên, từ đầu năm 2015 đến nay, kim ngạch nhập khẩu sữa đã giảm mạnh. Đây là một tín hiệu đáng mừng, khi sự ngành sữa có vẻ như đang giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn hàng nhập khẩu.
Theo số liệu của Bộ Công thương, 8 tháng đầu năm 2015, nhập khẩu sữa và sản phẩm từ sữa đã giảm gần 18% so với cùng kỳ năm 2014, với trị giá khoảng 640 triệu USD.
Nguồn cung nội địa tăng mạnh giúp người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn. Ảnh: Đức Thanh |
“Nguồn cung sữa trong nước tăng lên là nguyên nhân chính khiến cho nhập khẩu mặt hàng này giảm mạnh, và người tiêu dùng được mua sữa giá tốt hơn, nhiều sự lựa chọn hơn”, ông Vũ Ngọc Quỳnh, Tổng thư ký Hiệp hội Sữa Việt Nam cho biết.
Cụ thể, sản lượng sữa bột trong nước 8 tháng qua đạt gần 59.000 tấn, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2014. Cùng với đó, sản lượng sữa tươi đạt 701,5 triệu lít, tăng 15,6% so với cùng kỳ.
Việt Nam nhập khẩu sữa và sản phẩm từ sữa với giá trị lớn từ các thị trường chủ lực từ nhiều năm nay, gồm New Zealand, Hoa Kỳ, Singapore, Đức… trong đó, Newzealand là nguồn cung cấp chính, chiếm 25,8% tổng kim ngạch, với 149,5 triệu USD. Đứng thứ hai là thị trường Hoa Kỳ, với 84,9 triệu USD.
Nhập khẩu sữa và sản phẩm đều giảm ở hầu hết các thị trường, trong đó nhập từ thị trường Đan Mạch giảm tới 89,4%, chỉ còn 872.000 USD; nhập từ Hoa Kỳ giảm 44,9% về trị giá, trong khi cùng kỳ 2014 là 145,4 triệu USD, từ Malaysia giảm 34,3%, chỉ còn 16 triệu USD, trong khi cùng kỳ là 23,4 triệu USD.
Công bố của Hiệp hội Sữa Việt Nam cho thấy, nếu năm 2007, nhập khẩu sữa mới dừng ở 462 triệu USD, thì 2010 vọt lên 706 triệu USD và đến 2013 đã là 1,089 tỷ USD. Năm 2014, chi nhập khẩu sữa đã vượt 1,150 tỷ USD.
4 tháng còn lại của năm 2015, nếu giữ mức nhập khẩu trung bình khoảng 63 triệu USD/tháng, Hiệp hội Sữa Việt Nam dự báo, chi nhập khẩu sữa và sản phẩm từ sữa nước ta trong năm 2015 sẽ ở mức 890 – 920 triệu USD.
Giá sữa sẽ hạ?
Sự tự chủ về nguồn cung của ngành sữa trong nước tiếp đà tăng lên khi một số dự án đầu tư lớn trong ngành sữa đã được khởi động, dự kiến ra sản phẩm đồng loạt vào ngay đầu năm 2016.
Theo công bố của NutiFood, ngay quý II năm sau, 80 triệu lít sữa nước và 10.000 tấn sữa bột thuộc giai đoạn I của Nhà máy chế biến sữa của NutiFood với Hoàng Anh Gia Lai tại Hà Nam sẽ được đưa ra thị trường.
Tiếp đó, đầu 2018, sẽ có thêm 120 triệu lít sữa nước và 21.000 tấn sữa bột từ giai đoạn 2 của Nhà máy này cung ứng ra thị trường, tạo thêm sự lựa chọn cho người tiêu dùng cả về giá và chủng loại hàng hóa.
Nhưng chắc chắn, tổng nguồn cung sữa ra thị trường sẽ chưa dừng ở con số nêu trên, khi một số DN sữa sẽ tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất.
Trung tuần tháng 8/2015, thương hiệu sữa “mới toanh” là Anka Milk được sản xuất bởi Công ty cổ phần Sữa Anova thuộc Nova Group và Tập đoàn Kerry Group (Ireland) hợp tác độc quyền phát triển và được sản xuất và đóng gói tại Nhà máy ILAS (Tây Ban Nha) cũng đã ra mắt thị trường và cam kết giá bán tốt nhất đến người tiêu dùng.
Về cơ bản, khi nguồn cung trên thị trường gia tăng, bản thân các nhà sản xuất nội địa phải tìm mọi cách chinh phục người tiêu dùng, một trong những cách chinh phục hiệu quả nhất đó chính là giá bán.
Đơn cử, lấy trường hợp của Anka Milk đã phát đi cam kết giữ nguyên giá bán trong vòng 2 năm, với mặt bằng giá thấp hơn 15 - 20% so với sản phẩm nhập khẩu cùng loại.
Trong khi đó, nhà sản xuất sữa số 1 là Vinamilk vẫn đang nghiên cứu và cho ra thị trường các dòng sữa mới. Chưa kể, chỉ riêng nhà máy sữa bột của Vinamilk tại Bình Dương đã có công suất tới 54.000 tấn/năm, và hiện Công ty vẫn dành 50% sản lượng sữa bột của để xuất khẩu ra 10 thị trường nước ngoài.
Người tiêu dùng sẽ được mua sữa với giá hạ hơn khi các cam kết xóa bỏ thuế với mặt hàng sữa nhập khẩu có hiệu lực tại các FTA.
Với riêng thị trường châu Âu, khi FTA Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực, Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế đối với sữa và sản phẩm sữa sau từ 3-5 năm.
Ông Hà Duy Tùng, Phó vụ phó trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính) cho rằng, theo nguyên tắc, việc giảm thuế nhập khẩu cũng sẽ làm cho giá mặt hàng này giảm. Tuy nhiên, mức độ giảm sẽ còn phụ thuộc vào điều tiết của thị trường và doanh nghiệp.
-
Thêm nhiều mặt hàng mới thông quan qua Cửa khẩu Bắc Luân II - Móng Cái -
Giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95-III cùng giảm nhẹ -
Xuất nhập khẩu đến ngày 15/11/2024 cán mốc 681,4 tỷ USD, bằng cả năm 2023 -
Thêm một nguồn cung cấp DAP chất lượng cao, cung ứng ổn định cho nông dân Việt Nam -
Ajinomoto Việt Nam ra mắt hạt nêm Aji-ngon Heo Giảm Muối, giúp món ăn giảm mặn vẫn ngon -
Dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD trong năm 2025 -
Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt tăng thêm 34 tỷ USD
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu