-
Nữ giám đốc chỉ đạo để ngoài sổ sách kế toán gần 200 tỷ đồng -
Vụ “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2: Xét xử sơ thẩm 17 bị cáo -
Một khu đất “gánh” hai quy hoạch -
Đà Nẵng nêu giải pháp chống ngập lụt khu vực sân bay -
Thêm 353 tỷ đồng khắc phục hậu quả vụ FLC -
Đà Nẵng xử lý thế nào về vụ 238 sổ đỏ hình thành từ hồ sơ giả?
Theo UBND tỉnh Kon Tum, hiện nay, theo số liệu thống kê của các địa phương, diện tích sản xuất bị khô hạn, thiếu nước khoảng 112 ha. |
UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành Công điện về việc chủ động ứng phó trước tình trạng hạn hán, thiếu nước năm 2024 trên địa bàn tỉnh.
Theo UBND tỉnh, trong thời gian qua, do tác động của biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, trên địa bàn tỉnh tình hình thời tiết diễn biến bất thường, nắng nóng và hanh khô, hạn hán, thiếu nước đã và đang xảy ra; lượng nước trong các hồ thủy lợi, thủy điện còn lại rất thấp nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước trên diện rộng.
Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Kon Tum, trong thời gian tới, thời tiết nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm, vùng áp thấp nóng phía Tây tiếp tục hoạt động mạnh nên khu vực các huyện: Đăk Hà, Đăk Tô, Ngọc Hồi, Sa Thầy, Ia H’Drai, Kon Rẫy và thành phố Kon Tum tiếp tục xuất hiện nhiều ngày nắng nóng ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Trước tình trạng này, UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Kon Tum và các đơn vị quản lý, khai thác các công trình thủy lợi, nước sinh hoạt theo chức năng, nhiệm vụ được giao rà soát, khoanh vùng cụ thể các diện tích đã và có nguy cơ bị hạn hán, thiếu nước; hướng dẫn, hỗ trợ người dân giải pháp ứng phó phù hợp, đặc biệt là ở khu vực ngoài vùng công trình phụ trách tưới; lưu ý thực hiện giải pháp tích trữ nước phân tán, trường hợp nguy cơ bị thiếu nước nghiêm trọng, chỉ thực hiện tưới để duy trì sức sống tối thiểu của cây trồng, kết hợp với việc sử dụng vật liệu sẵn có ở địa phương để giữ ẩm, hạn chế thất thoát nước do bốc hơi; xây dựng kế hoạch bảo đảm cấp nước sinh hoạt trong dài hạn; tổ chức theo dõi trữ lượng và chất lượng nguồn nước cấp cho sinh hoạt, có kế hoạch phân phối nước cụ thể cho từng giai đoạn và điều chỉnh hợp lý khi nguồn nước bị thiếu hụt; thực hiện công tác khắc phục hạn, hán, thiếu nước, theo phương châm 4 tại chỗ; theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thông tin dự báo khí tượng thủy văn, hạn hán; xác định mức độ ảnh hưởng đến từng địa bàn để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; xác định các khu vực có nguy cơ xảy ra thiếu nước sinh hoạt để chủ động tổ chức triển khai giải pháp bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho nhân dân, không để người dân thiếu nước sinh hoạt, trường hợp cần thiết phải huy động lực lượng, phương tiện vận chuyển nước để cung cấp cho người dân.
Các cơ quan, đơn vị kể trên theo chức năng nhiệm vụ chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn, phòng ban chức năng thường xuyên kiểm tra các công trình nước tự chảy, giếng nước sinh hoạt trên địa bàn để có giải pháp chống hạn cho từng khu vực công trình; vận động nhân dân trong vùng hưởng lợi từ các công trình nước tự chảy thường xuyên nạo vét đầu mối, súc rửa bể lắng lọc, sửa chữa tuyến đường ống và các bể chứa để chống rò rỉ, nước chảy tràn gây thất thoát nước; tuyên truyền vận động nhân dân dùng nước tiết kiệm, chuẩn bị các vật dụng như bồn chứa, thùng nhựa, can đựng nước... để dự trữ nước sinh hoạt khi hạn hán xảy ra; chỉ đạo các trạm thủy nông thường xuyên kiểm tra nguồn nước, quan trắc mực nước hồ, quản lý hệ thống tưới để chủ động điều chỉnh kế hoạch điều tiết tưới phù hợp với tình hình thực tế; tổ chức tưới luân phiên, tưới tiết kiệm, tổchức tưới tập trung vào ban ngày đóng nước vào ban đêm; phối hợp với chính quyền địa phương và hộ dùng nước để điều tiết nước hiệu quả; hạn chế mức thấp nhất việc thiếu nước tưới vào cuối vụ của các công trình do đơn vị quản lý; tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp tích, trữ nước, đồng thời sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nước, triệt để chống thất thoát, lãng phí nước.
“Trong trường hợp hạn hán gây ra thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng ở một số khu vực, chính quyền địa phương cần có giải pháp cấp nước sinh hoạt hỗ trợ cho nhân dân bằng biện pháp chở nước sinh hoạt từ các nơi khác đến; xây dựng cụ thể kế hoạch chống hạn và phương án cấp nước cho sản xuất, dân sinh trên địa bàn do đơn vị quản lý”, UBND tỉnh yêu cầu.
Đối với các địa phương, nhất là UBND thành phố Kon Tum, UBND huyện Đăk Hà,... đã xảy ra hạn hoặc khi hạn xảy ra, kịp thời huy động nhân lực, phương tiện, máy móc, vật tư (máy bơm nước, đường ống, xăng, dầu…) tổ chức bơm tưới bổ sung ngay các vị trí bị hạn; tùy thuộc từng khu vực, tận dụng tối đa nguồn nước của các khe suối, ao, hồ, để đặt máy bơm để tưới bổ sung cho những khu vực có thể chống hạn hoặc dùng các biện pháp đắp đập tạm ngăn suối, dùng máy bơm để bơm nước tưới; chủ động bố trí, sử dụng kinh phí từ ngân sách của đơn vị, địa phương và huy động các nguồn hợp pháp khác để tăng cường thực hiện các giải pháp bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh; phòng, chống hạn hán, thiếu nước hiệu quả. “Trường hợp nguồn kinh phí vượt quá khả năng của địa phương báo cáo về Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định hoặc báo cáo các Bộ ngành Trung ương xem xét hỗ trợ theo quy định”, UBND tỉnh yêu cầu.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan thường trực về Phòng chống thiên tai) làm cơ quan đầu mối, tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn và hỗ trợ các địa phương, đơn vị triển khai thực hiện kế hoạch, phương án phòng chống hạn đảm bảo kịp thời, hiệu quả; hướng dẫn cơ cấu giống, cây trồng, thời vụ, các biện pháp, kỹ thuật gieo cấy, chăm sóc và bảo vệ cây trồng phù hợp với nguồn nước; các giải pháp cụ thể ứng phó với điều kiện thời tiết cực đoan, nắng nóng, hạn hán, đặc biệt đối với những cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao; theo dõi, chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm phối hợp với UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 19/1/2024 của UBND về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2024 trên địa bàn tỉnh Kon Tum; tập trung chỉ đạo công tác phòng chống cháy rừng, tăng cường kiểm tra việc thực hiện các phương án của các đơn vị quản lý rừng và phương án phối hợp trong công tác chữa cháy rừng với các đơn vị, địa phương nơi có rừng; thường xuyên tuần tra, trực phòng cháy chữa cháy rừng trong thời gian cao điểm; hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng phòng chống cháy, chữa cháy rừng cho các lực lượng; chuẩn bị đầy đủ phương tiện phòng cháy, chữa cháy rừng theo phương án đã được phê duyệt, xử lý nghiêm các tổ chức, chủ rừng và cá nhân thiếu trách nhiệm trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và Phòng thủ dân sự tỉnh phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan tăng cường theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, hướng dẫn việc điều tiết nước các hồ chứa thủy lợi, thủy điện; quản lý nguồn nước các công trình thủy lợi, nước sinh hoạt, ao, đầm, vùng trũng; thường xuyên kiểm tra, đánh giá cân đối nguồn nước, xây dựng kế hoạch sử dụng nước phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu nước cho sinh hoạt và sản xuất; tổng hợp báo tình hình triển khai công tác phòng, chống hạn hán, thiếu nước mùa khô năm 2024 trên địa bàn tỉnh, báo cáo đề xuất UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn kịp thời, hiệu quả.
Sở Công thương theo dõi, chỉ đạo các đơn vị, tổ chức quản lý các đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc Quy trình vận hành hồ chứa các công trình thủy điện đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm việc vận hành xả nước của các hồ chứa phù hợp với yêu cầu sử dụng nước ở hạ du; đồng thời có kế hoạch điều tiết, vận hành các hồ thủy điện, bảo đảm nguồn nước phòng, chống hạn hán cho hạ du, đặc biệt là bảo đảm cấp nước an toàn trong mùa kiệt, sử dụng nước hiệu quả, tiết kiệm và hài hòa giữa mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng và cấp nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho người dân; theo dõi, đề nghị Công ty Điện lực Kon Tum chủ động xây dựng và triển khai thực hiện phương án đảm bảo cung cấp điện cho các trạm bơm tưới chống hạn hoạt động hiệu quả, đặc biệt trong các thời kỳ khô hạn cần tăng cường hoạt động cung cấp nước theo kế hoạch sản xuất của nhân dân.
Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi, đôn đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Kon Tum theo dõi sát diễn biến thời tiết, tăng cường dự báo, nhận định tình hình khí tượng thủy văn kịp thời cung cấp thông tin về khí tượng, thủy văn, hạn hán cho các cơ quan, đơn vị có liên quan để chỉ đạo sản xuất phù hợp với điều kiện nguồn nước và chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống hạn; chủ động phối hợp với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh và địa phương có liên quan tham mưu kế hoạch điều tiết nước các hồ chứa thủy điện trên lưu vực sông Sê San để bổ sung nước cho hạ du, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh; Nghiên cứu tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kế hoạch điều tiết nước cho hạ du các hồ thủy điện trên lưu vực sông Sê San trong trường hợp xảy ra hạn hán thiếu nước mà các hồ không thể đảm bảo việc vận hành theo quy định của Quy trình vận hành liên hồ chứa.
Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan theo dõi, tham mưu UBND tỉnh kịp thời hỗ trợ kinh phí chống hạn cho các địa phương, đơn vị để phục vụ công tác chống hạn đạt hiệu quả hoặc tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ ngành Trung ương xem xét, hỗ trợ theo quy định.
Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thủy văn, tăng cường công tác dự báo, cảnh báo về tình hình diễn biến khô hạn, thiếu nước, thông tin kịp thời cho các huyện, thành phố, các nhà máy thủy điện, các đơn vị liên quan biết để chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống hạn.
Công ty cổ phần cấp nước Kon Tum, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn có kế hoạch đảm bảo cấp nước sinh hoạt phục vụ cho nhân dân trên địa bàn quản lý, đặc biệt khi hạn hán xảy ra ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt.
112 ha đất sản xuất bị khô hạn, thiếu nước
Theo UBND tỉnh Kon Tum, hiện nay, theo số liệu thống kê của các địa phương, diện tích sản xuất bị khô hạn, thiếu nước khoảng 112 ha. Trong đó, thành phố Kon Tum là 28,75ha (gồm 25,45ha lúa, 3ha cà phê, 0,3ha sầu riêng); huyện Đăk Hà là 83,3ha (gồm 2,9ha lúa và 80,4 ha cà phê bị khô hạn, thiếu nước tưới đợt 4, đợt 5); khoảng 117 giếng nước, tương ứng khoảng 116 hộ dân và 1 điểm Trường học TH-THCS Trần Hưng Đạo, thành phố Kon Tum bị thiếu nước. Trong khi đó, Hồ Đăk Uy dung tích còn khoảng 5,29%; Hồ Đăk Yên dung tích còn khoảng 15,69%; Hồ Ia Bang Thượng dung tích còn khoảng 2,11%; các hồ chứa nhỏ chỉ còn lại phần dung tích chết như: Hồ Cà Tiên, Tân Điền, Hồ 6A, 6B, Hồ C2, C3.
-
Một khu đất “gánh” hai quy hoạch -
Hai dự án nhà máy xử lý rác tại Đà Nẵng: 10 năm vẫn nằm trên giấy -
Đà Nẵng nêu giải pháp chống ngập lụt khu vực sân bay -
Quảng Ngãi: Loạt dự án dang dở gây lãng phí -
Thêm 353 tỷ đồng khắc phục hậu quả vụ FLC -
Cục Quản lý Dược lý giải kết luận của Thanh tra Chính phủ về hồ sơ tồn đọng -
Đà Nẵng xử lý thế nào về vụ 238 sổ đỏ hình thành từ hồ sơ giả?
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/12 -
2 Ngân hàng Nhà nước bán khoảng 2 tỷ USD can thiệp tỷ giá trước áp lực đồng USD mạnh -
3 Tạo cơ chế khác biệt để kích hoạt mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
4 Nhà đầu tư ngoại gia nhập cuộc đua làm đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
5 Mặt bằng lãi suất duy trì mức thấp trong năm 2025?
- VPBank 5 năm liên tiếp được Mastercard vinh danh nhiều giải thưởng danh giá
- Beiersdorf Việt Nam được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024”
- Công ty SAVISTA ký kết hợp tác với Hiệp hội Bất động sản Bình Dương
- Nhà đầu tư ngày càng chú trọng yếu tố pháp lý của dự án
- Vinamilk đồng hành cùng các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán