-
Doanh nhân Nguyễn Phương Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Robot: Đặt người dùng Việt, trí tuệ Việt vào bài toán cạnh tranh -
Những tỷ phú USD sinh năm Ất Tỵ, hầu hết đều lập nghiệp từ tay trắng -
Doanh nhân Nguyễn Tân Thành, Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bách Việt: Cẩn trọng, nhưng quyết liệt để chạm tới thành công -
Nữ bác sĩ được bầu làm Chủ tịch AmCham Việt Nam nhiệm kỳ 2025 -
Doanh nghiệp không ngừng mở rộng đầu tư tại Việt Nam -
TS. Lê Minh Phiếu, Sáng lập viên của LMP: Sẵn sàng bước vào giai đoạn tăng trưởng mới
Nguyễn Hồng Huy, Giám đốc điều hành Hallelu. |
Không ngại cạnh tranh với sản phẩm ngoại nhập
Ngày Nguyễn Hồng Huy quyết định khởi nghiệp với Hallelu, không ai nghĩ anh sẽ thành công. Bởi sản xuất sô-cô-la khá phức tạp, nhiều công đoạn; chưa kể số vốn bỏ ra để nhập khẩu máy móc, thiết bị cho một dây chuyền hoàn chỉnh có thể tốn vài tỷ đồng.
Thời điểm năm 2016, Huy là kỹ sư cơ khí đang làm việc tại một tập đoàn ô tô của nước ngoài, không có chuyên môn về ngành thực phẩm và sản xuất sô-cô-la, càng không có bệ đỡ tài chính vững mạnh. Nhưng Huy có đam mê và quyết tâm, sau khi chứng kiến cảnh bà con nông dân quyết định nhổ bỏ cây ca cao, dù đây là loại cây vô cùng tiềm năng.
“Trong các chuyến công tác về miền Tây, tôi nhận thấy người trồng ca cao rất khó khăn, vì phải phụ thuộc vào doanh nghiệp, hợp tác xã, không chủ động được đầu ra. Tôi hỏi, sao không sản xuất sô-cô-la, thì bà con bảo không biết cách làm. Có người còn chưa từng ăn sô-cô-la. Từ đó, tôi nung nấu ý định phải làm gì đó để phát triển giống cây ca cao tại Việt Nam”, Huy chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư về động lực khởi nghiệp.
Năm 2020, nhà sáng lập Nguyễn Hồng Huy được giải thưởng tại cuộc thi Đổi mới sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, do Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao TP.HCM phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức.
Trước đó, năm 2019, Hallelu được chọn là doanh nghiệp tiêu biểu trong Triển lãm Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp TP.HCM.
Vốn có chuyên môn trong ngành cơ khí, Huy tự nghiên cứu, chế biến máy móc để sản xuất sô-cô-la. Sau nửa năm, anh cho ra đời sản phẩm đầu tiên là chiếc máy nghiền với công suất lên tới 80 kg/lượt, đảm bảo khả năng chạy liên tục đến 90 giờ.
Quá trình chế tạo ra máy nghiền được Huy miêu tả là “cực vô cùng”, vì máy gồm nhiêu chi tiết và anh liên tục phải thay đổi, chỉnh sửa. Ví dụ, riêng phần con lăn bằng đá, Huy phải lặn lội từ TP.HCM xuống tận các mỏ đá ở Bình Định, Vũng Tàu để tìm loại đá granite phù hợp. Anh giải thích, máy nghiền không thể dùng lưỡi kim loại, vì khi nghiền trong thời gian dài, máy sinh ra nhiệt lớn, làm mất đi vị thơm ngon của sô-cô-la.
Từ chiếc máy đầu tiên, sau 7 năm liên tục tìm tòi, đến nay, Huy đã tự chế tạo thành công toàn bộ dây chuyền sản xuất sô-cô-la, gồm các loại máy bóc hạt ca cao, máy rang hạt, máy gia nhiệt, máy ép bơ ca cao, máy rung khuôn... Anh thuê riêng khu nhà xưởng tại Thủ Đức (TP.HCM) để làm cơ sở sản xuất, đồng thời tiến hành thu mua hạt ca cao của nông dân các tỉnh Tiền Giang, Đồng Nai, Bến Tre, Vũng Tàu,
Đắk Lắk. Từ đây, những mẻ sô-cô-la thủ công “made in Vietnam” mang thương hiệu Hallelu đã ra đời, khẳng định sự tự chủ của người Việt từ khâu nguyên liệu đầu vào cho đến công nghệ sản xuất.
Huy chia sẻ, ngành công nghiệp sô-cô-la thế giới có 2 dòng sản phẩm: sô-cô-la thủ công và sô-cô-la công nghiệp. Sô-cô-la thủ công có giá trị và giá bán gấp đôi sô-cô-la công nghiệp, vì không pha trộn hương liệu, không dùng dầu ăn công nghiệp để thay thế bơ ca cao và không chứa chất bảo quản. Nhiều hãng sô-cô-la nổi tiếng thế giới cũng có sản phẩm thủ công, nhưng chỉ phân phối tại thị trường nội địa, còn sản phẩm xuất khẩu là dòng sô-cô-la công nghiệp. Nhiều người Việt mua các sản phẩm này và nghĩ rằng đang dùng sô-cô-la ngoại cao cấp, mà không biết, đây là dòng sản phẩm có trộn thêm hương liệu và màu thực phẩm.
“Nhờ tự chủ được công nghệ sản xuất, tôi làm ra những mẻ sô-cô-la thủ công có giá bán chỉ ngang dòng sô-cô-la công nghiệp. Tôi tự tin, sô-cô-la của Hallelu có thể cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm ngoại nhập”, nhà sáng lập 9x nhấn mạnh.
Ngoài thị trường Việt Nam, sô-cô-la Hallelu đã có mặt tại Pháp, Dubai, Singapore, Nhật Bản…
Nâng tầm nông sản Việt
Huy cho biết, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trên thế giới trồng được giống Criollo và Trinitario, 2 dòng ca cao thuộc loại cực hiếm, lọt top 10% hạt ca cao hương vị thơm ngon nhất. Hallelu thu mua hạt ca cao từ người nông dân với giá gấp đôi thị trường để tạo ra những thanh sô-cô-la đậm chất Việt, từ đó góp phần nâng tầm nông sản Việt Nam.
Đến nay, Hallelu đã mở rộng danh mục sản phẩm bằng cách dùng sô-cô-la kết hợp với một số loại nông sản. Đó là những viên sô-cô-la bọc hạt mắc ca, hạt điều, hạt sen…; các sản phẩm trái cây như cam, xoài, chuối sấy dẻo nhúng sô-cô-la. Bằng cách này, nhà sáng lập có thể bao tiêu nhiều mặt hàng nông sản cho nông dân và giá trị hàng hóa sau chế biến tăng lên gấp đôi, gấp ba.
“Tôi xác định, cần tăng giá trị nông sản Việt Nam nói chung, chứ không riêng hạt ca cao. Từ đó, tôi hướng tới tạo ra hệ sinh thái trong ngành nông nghiệp thông qua hoạt động chế biến sâu”, Huy chia sẻ.
Năm nay, Hallelu đã mở một cửa hàng trưng bày tại Thảo Điền (TP.HCM) để đẩy mạnh quảng bá sản phẩm tới khách hàng. Đây cũng là nơi nhà sáng lập thử nghiệm bán kèm các dòng sản phẩm từ sô-cô-la như đồ uống, kem, bánh… với tầm nhìn xa hơn là tiến vào mảng nguyên liệu ca cao trong ngành thực phẩm và đồ uống.
Cùng với đó, Nguyễn Hồng Huy xác định sẽ đẩy mạnh hoạt động buôn bán máy móc và chuyển giao công nghệ sản xuất. Anh chính là kỹ sư đầu tiên tại Việt Nam chế tạo thành công máy gia nhiệt sô-cô-la, dòng sản phẩm trước đây vẫn phải nhập khẩu… Với chất lượng tương tương hàng nhập khẩu, nhưng giá chỉ bằng một nửa, các loại máy do Huy chế tạo đã nhận được nhiều đơn hàng trong nước, bước đầu xuất khẩu đến một số thị trường như Ấn Độ, Thái Lan.
Chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư, Huy cho biết, đến nay, điều khiến anh tự hào nhất là sau một hành trình khởi nghiệp, anh vẫn giữ được “lửa” với nghề, để không ngừng sáng tạo ra các dòng sản phẩm mới và liên tục cải tiến, nâng cấp máy móc, thiết bị. Huy cũng muốn lan tỏa cảm hứng tới những người trẻ về tinh thần quyết tâm và niềm tin để tự viết câu chuyện của riêng mình.
“Nhiều bạn nghĩ phải có lợi thế này, thế kia mới khởi nghiệp, nhưng tôi tin, khi bạn đủ đam mê và bản lĩnh, bạn sẽ làm được. Mọi thứ đều nằm ở suy nghĩ, tư duy của bạn”, nhà sáng lập Hallelu nhắn nhủ.
-
Doanh nhân Nguyễn Phương Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Robot: Đặt người dùng Việt, trí tuệ Việt vào bài toán cạnh tranh -
Những tỷ phú USD sinh năm Ất Tỵ, hầu hết đều lập nghiệp từ tay trắng -
Christine Hà, Nhà sáng lập The Blind Goat: Nâng tầm ẩm thực Việt tại Mỹ -
Doanh nhân Nguyễn Tân Thành, Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bách Việt: Cẩn trọng, nhưng quyết liệt để chạm tới thành công
-
Nữ bác sĩ được bầu làm Chủ tịch AmCham Việt Nam nhiệm kỳ 2025 -
Đặng Trung Dũng, nhà sáng lập chuỗi nhà hàng Vị: Nâng tầm ẩm thực vùng miền bằng hành trình đa giác quan -
Doanh nghiệp không ngừng mở rộng đầu tư tại Việt Nam -
TS. Lê Minh Phiếu, Sáng lập viên của LMP: Sẵn sàng bước vào giai đoạn tăng trưởng mới -
Doanh nghiệp kỳ vọng kinh tế Việt Nam khởi sắc hơn trong năm 2025 -
Nhựa Tiền Phong bổ nhiệm Tổng giám đốc nhiệm kỳ 2025 - 2029 -
Doanh nhân Mai Tuấn Anh: “Cách tân” khoai mì Củ Chi, tự tin vươn ra quốc tế
-
1 Tết không nghỉ trên các công trình nguồn điện trọng điểm -
2 “Nóc nhà Đông Dương” chìm trong tuyết trắng những ngày cận Tết -
3 Hà Nội: Đậm đặc các chương trình văn hóa, du lịch đặc sắc dịp Tết Ất Tỵ 2025 -
4 Chuyện chưa kể về cuộc trường chinh mang tên đường sắt tốc độ cao -
5 Doanh nghiệp của ông trùm hàng hiệu xin đầu tư mở rộng Sân bay Phú Quốc
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết