
-
Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump
-
Hà Nội ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội, tối đa 198.000 đồng/m2 sàn
-
Phải xử lý dứt điểm các bất cập của hệ thống đèn tín hiệu, biển báo giao thông trong tháng 4/2025
-
Chính phủ ban hành Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải -
Hải Dương đặt mục tiêu quý II/2025 GRDP tăng 11,83%
![]() |
Dự án Xây dựng nhà ga T3, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất có tổng mức đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng. |
Việc cơ quan chủ trì thẩm định thống nhất với đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM (cơ quan tiếp nhận chủ trương đầu tư), Bộ Giao thông - Vận tải (cơ quản quản lý nhà nước chuyên ngành) và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (đại diện chủ sở hữu phần vốn tại ACV) về giao đơn vị đang khai thác, vận hành cảng hàng không Tân Sơn Nhất tiếp tục đầu tư Dự án Xây dựng nhà ga T3 có tổng mức đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng, được đánh giá là có tính hợp lý cao.
Ngoài việc ACV là doanh nghiệp có tiềm lực, kinh nghiệm đầu tư hạ tầng hàng không số 1 Việt Nam có khả năng đảm bảo tiến độ Dự án, sự thống nhất khi đề xuất còn góp phần giúp hoạt động khai thác, vận hành tại sân bay đầu mối lớn nhất nước này suôn sẻ.
Điều này hoàn toàn có khả năng thực thi nhờ duy trì được nguyên tắc “một cảng hàng không, một nhà khai thác”.
Trên thực tế, câu hỏi “Vì sao, mỗi cảng hàng không chỉ nên có một nhà khai thác?” luôn được đặt ra khi xuất hiện nhu cầu của nhà đầu tư tư nhân vào một số hàng mục (như nhà ga quốc tế, quốc nội) tại những cảng hàng không hiện có. Hơn thế, chính sách này liệu có phải là sự bao biện cho việc khép cánh cửa tham gia của các nhà đầu tư tư nhân tại 22 sân bay do ACV đang vận hành khai thác hay không?
Theo thông lệ chung trên thế giới, theo yêu cầu của Tổ chức Hàng không quốc tế (ICAO) và pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp cảng hàng không, nhà khai thác cảng hàng không có quyền và trách nhiệm cơ bản là quản lý, tổ chức khai thác đồng bộ kết cấu hạ tầng, trang thiết bị của sân bay. Tại mỗi sân bay chỉ có một nhà khai thác cảng duy nhất được cấp Giấy chứng nhận khai thác và có trách nhiệm đảm bảo, duy trì điều kiện khai thác của sân bay đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kết cấu hạ tầng, trang thiết bị, nhân sự và quy trình khai thác đảm bảo an ninh an toàn.
Gần như tất cả các sân bay lớn trên thế giới như Charle de Gaulle (Pháp), Changi (Singapore), Suvarnabhumi (Thái Lan)… đều đang thành công với mô hình mỗi cảng hàng không một nhà khai thác.Tại Việt Nam, sự chông chênh về tính pháp lý, sự phức tạp trong quá trình vận hành tại 2 công trình nhà ga hàng không có vốn tư nhân là Đà Nẵng, Cam Ranh hay những bất cập lớn liên quan kể từ khi tách hạ tầng khu bay ra khỏi ACV... càng cho thấy, vì sao nguyên tắc “một sân bay, một nhà khai thác” lại luôn được ACV khuyến cáo.
Kinh nghiệm của nhiều quốc gia phát triển cho thấy, hình thức PPP thường chỉ được áp dụng tại các sân bay mới, có quy mô nhỏ, vừa, đồng thời phải thực hiện đầu tư cho toàn bộ sân bay, chứ không chỉ đầu tư một số hạng mục có khả năng sinh lời cao. Tại Việt Nam, hình mẫu tiêu biểu chính là sân bay Vân Đồn do Tập đoàn Sungroup đầu tư trọn gói.
Nguyên tắc “một sân bay, một nhà khai thác” hoàn toàn không phải là để đóng cửa xã hội hóa đầu tư vào hạ tầng hàng không. Tại Việt Nam, ngoài Vân Đồn, các nhà đầu tư tư nhân có thể tham gia vào khá nhiều sân bay mới đang được kêu gọi đầu tư như Sa Pa, Quảng Trị, Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngay tại sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài, ACV cũng chỉ tập trung đầu tư hạ tầng thiết yếu là khu bay, nhà ga và các công trình công cộng khác như đường giao thông nội cảng, công trình điện, cấp thoát nước, công trình bảo đảm an ninh, an toàn hàng không. Các hạng mục kết cấu hạ tầng khác mang tính thương mại như suất ăn, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, dịch vụ phục vụ mặt đất, xăng dầu hàng không… đều do các doanh nghiệp cổ phần (có hoặc không có vốn chi phối của Nhà nước) thực hiện đầu tư, quản lý khai thác.
Cần phải nói thêm rằng, xã hội hóa đầu tư vào hạ tầng hàng không là vấn đề lớn, phức tạp do liên quan đến an ninh quốc phòng nên cần được các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu kỹ lưỡng trên cơ sở tham vấn rộng rãi ý kiến của các doanh nghiệp hàng không, đồng thời phải giữ được những nguyên tắc, thông lệ đã được kiểm chứng trong hoạt động khai thác cảng.
Ngoài việc sớm ban hành danh mục các dự án để công khai kêu gọi vốn tư nhân; cơ chế lựa chọn nhà đầu tư tính pháp lý, các hình thức nhượng quyền khai thác; cơ chế chia sẻ ủi ro cũng cần sớm được hoàn thiện để đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm của các bên tham gia đầu tư.
Đây cũng là điều mà các nhà đầu tư tư nhân đang hết sức mong chờ để có thể sớm bỏ vốn vào lĩnh vực xưa nay vẫn được đánh giá là có lợi nhuận cao, nhưng lại đặc biệt kén người này.

-
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump
-
Hà Nội ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội, tối đa 198.000 đồng/m2 sàn
-
Phải xử lý dứt điểm các bất cập của hệ thống đèn tín hiệu, biển báo giao thông trong tháng 4/2025
-
Chính phủ ban hành Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
-
Công nhận thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới -
Hải Dương đặt mục tiêu quý II/2025 GRDP tăng 11,83% -
Burundi muốn củng cố hợp tác đầu tư, khoa học công nghệ với Việt Nam -
AmCham kêu gọi chính quyền Hoa Kỳ xem xét gia hạn thực hiện thuế đối ứng 46% -
Thành phố Huế: Quy định về quản lý đường đô thị, huyện, xã, thôn -
Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm -
Chặn nhân tố gây lạm phát
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort