-
Thủ tướng phát lệnh khởi công xây dựng cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành -
Quảng Ngãi: Tầm nhìn đột phá cho sứ mệnh vươn mình -
Tháng 1/2025, Tây Ninh thu hút 3 dự án FDI với tổng vốn hơn 100 triệu USD -
Kinh tế đô thị biên giới Hồng Ngự khởi sắc -
Cao tốc kết nối Tây Nguyên: Mở đường đến kỷ nguyên mới -
Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế và bài học cho TP.HCM
Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân 2015 |
Trả lời thẳng vào chủ đề “Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh: Biến lời nói thành hành động”, ông Nguyễn Đình Cung, diễn giả dẫn đề trong ngày làm việc thứ hai của Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân 2015 đang diễn ra tại Nghệ An đã đề nghị: Hành động đầu tiên là nhà nước bớt làm thông tư đí.
“Doanh nghiệp đang khổ vì thông tư lắm vì thông tư cứ thay đổi liên tục. Nếu cần phải làm thì phải suy nghĩ về tác động của thông tư tới hoạt động của doanh nghiệp, vì sự thuận lợi của doanh nghiệp, chứ đứng vì sự thuận tiện cho cơ quan nhà nước mà làm thông tư”, ông Cung thẳng thắn.
Đây không phải là lần đầu nỗi khổ mang tên thông tư được nhắc tới. Trong hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam, thông tư là hình thức điều hành hoạt động nội bộ của các cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế, các doanh nghiệp đang bị lệ thuộc vào cả thời gian và chất lượng của các thông tư, chứ không phải là luật, nghị định.
Thậm chí, các doanh nghiệp cho biết, hiệu lực thực của các luật, nghị định là thời điểm hiệu lực của các thông tư hướng dẫn chứ không phải là thời gian được xác định chính thức trong các văn bản luật, nghị định.
Đây cũng là lý do mà ngay tại Diễn đàn, thời điểm hiệu lực của hàng loạt các luật liên quan đến kinh doanh vào 1/7 tới, như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở… không nhận được sự tin tưởng chắc chắn về tính hiệu lực thực tiễn.
Nhìn vào số lượng ban hành văn bản, có thể thấy rõ thực tế này. Một năm, Quốc hội ban hành khoảng 20 luật, Chính phủ ban hành trung bình khoảng 100 ngịh định, Thủ tướng Chính phủ ban hành khoảng 100 quyết định, nhưng các bộ ban hành tới 700 thông tư, quyết định của bộ trưởng. Số này chưa tính các vẳn bản của UBND, HĐND các tỉnh và các công văn điều hành.
Chỉ tính riêng các văn bản điều hành được công bố trên trang điện tử của Chính phủ, mỗi năm trung bình khoảng 3.500-4.000 văn bản điều hành.
Điều đáng nói, theo ông Cung, các bộ, ngành sử dụng thông tư, văn bản điều hàn như một công cụ hướng dẫn chính sách cho một số trường hợp. Và như vậy, cơ chế xin – cho có dư địa xuất hiện, làm đậm thêm tính không nhất quán, thiếu công bằng và bình đẳng trong sử dụng và áp dụng các chính sách, pháp luật đối với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp có liên quan
“Chỉ khi các cơ quan nhà nước không hướng dẫn luật bằng văn bản điều hành thì thị trường mới vận hành thuận lợi được. Tôi đề nghị từ 1/7, các điều kiện kinh doanh ban hành trong các thông tư, không tuân thủ các yêu cầu về mục tiêu đã được quy định tại Luật Đầu tư đương nhiên hết hiệu lực. Tác động của quyết định này tới môi trường kinh doanh vô cùng lớn dù không mất một đồng xu nào và chỉ mất khoảng 1 tuần để thực hiện công bố”, ông Cung đề nghị một cách quyết liệt.
Đặc biệt, khi ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Quốc hội đặt câu hỏi, ai sẽ làm việc này, ông Cung thẳng thắn: các bộ trưởng, chứ không phải là các Vụ, Viện.
Ông Trần Du Lịch, Trưởng đoàn đại biểu quốc hội TP.HCM đồng tình quan điểm này. Ngay ông Lịch cũng không tin lắm vào tính thực tiễn của thời điểm hiệu lực từ ngày 1/7 của các luật mà ông và các đại biểu đã tham gia xây dựng và thông qua vào kỳ họp trước.
“Tôi muốn Diễn đàn này thực sự biến lời nói thành hành động. Các luật có rồi, xem có bao nhiêu nghị định nữa phải làm. Nhưng cũng phải nhắc đến tồn tại lâu nay trong nền cải cách hành chính, đặc biệt là việc lồng ghép chức năng, nhiệm vụ của trung ương và địa pương, mà lâu nay ta cứ gọi chung chung là quản lý nhà nước. Nhưng nếu không sửa thì không cải cách được cả thủ tục hành chính, vì thủ tục hành chính chỉ là một bộ phận nhỏ của nền hành chính, ngoài ra còn thể chế hành chính, bộ máy, con người, tương tự như là xích, là nhông, là líp của xe, cũ có thể chạy nhưng không đồng bộ thì không chạy được”, ông Lịch phân tích.
Các nội dung này nằm ở các Luật mà Quốc hội đang xem xét sửa đổi, như Luật Tổ chức Chính phủ, Luật chính quyền địa phương, Luật Ngân sách..
Ông Vũ Mão cũng đồng tình khi nhìn thấy có nhiều vấn đề không ổn trong Luật Tổ chức Chính phủ cũng như các dự thảo hiện hành. “Tôi tha thiết đề nghị các đại biểu quốc hội suy nghĩa và có nhiều ý kiến góp ý vì đây là vấn đề căn bản. Ngay cả việc giao trách nhiệm rõ cho các bộ trưởng cũng vậy, tôi đồng ý”, ông Mão nói.
-
Giấc mơ xứ Nghệ, khát vọng sông Lam -
TP.HCM với 4 triệu tỷ đồng và kỷ nguyên mới cho doanh nghiệp -
Quảng Ninh: Tư duy đổi mới, đi trước, dám làm -
Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 sẵn sàng hoà lưới điện lần đầu vào ngày 1/2/2025 -
TP.HCM định vị xung lực bứt phá -
Phát triển Châu Thành thành đô thị cửa ngõ Hậu Giang -
Hải Phòng - Hành trình bước vào kỷ nguyên mới
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết