
-
Sửa Luật Phá sản, tăng cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp
-
Điều chỉnh thuế, tăng nguồn lực cho doanh nghiệp nông nghiệp
-
Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu: Bình tĩnh ứng phó với thuế quan
-
Hiệp hội Điều Việt Nam: Hoãn thời gian cho hàng xuống tàu để bảo vệ lợi ích các bên
-
Schneider Electric thúc đẩy đầu tư vào giáo dục và đào tạo tại Việt Nam, hướng tới xây dựng nguồn nhân lực bền vững -
Quý I/2025, TKV cấp 10,8 triệu tấn than cho điện
![]() |
Việt Nam nhập siêu gần 39 tỷ USD từ thị trường Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm 2021. |
Theo thông tin Tổng cục Hải quan vừa công bố, hết tháng 8, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 33,35 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ 2020 và chiếm 15,6% kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có giá trị lớn sang thị trường này là: điện thoại và linh kiện đạt 8,06 tỷ USD, tăng 65%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 6,62 tỷ USD, giảm 8% so với cùng kỳ...
Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu lớn nhất của nước ta, với mức chi ngoại tệ nhập khẩu 8 tháng lên tới 72,04 tỷ USD, tăng tới 46,1% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm đến 33,3% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Như vậy, hết tháng 8, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương Việt Nam- Trung Quốc đạt 105,39 tỷ USD. Cán cân thương mại của nước ta đang nhập siêu từ Trung Quốc 38,69 tỷ USD.
Trung Quốc là thị trường cung ứng các nhóm hàng nhập khẩu chủ lực của Việt Nam, trong đó: máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 16,73 tỷ USD, tăng mạnh 71%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 13,49 tỷ USD, tăng 34%; điện thoại và linh kiện đạt 5,83 tỷ USD, tăng 62%; nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, da giày (bao gồm bông các loại; vải các loại; xơ sợi dệt các loại và nguyên phụ liệu dệt may da giày) đạt 9,2 tỷ USD, tăng 35%...
Năm 2020, giá trị trao đổi thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc đạt 133,09 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2019 (tương ứng với 16 tỷ USD).
Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 48,9 tỷ USD, tăng 17,9%; nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 84,1 tỷ USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ. Nhập siêu từ thị trường Trung Quốc có giá trị 35,2 tỷ USD, tăng 3,74% so với năm 2019 (năm 2019 nhập siêu từ Trung Quốc 34 tỷ USD).
Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 6 của Trung Quốc trong năm 2020, tăng 2 bậc so với năm 2019. Việt Nam cũng đang là thị trường cung ứng hàng hóa lớn thứ 8 và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 của Trung Quốc trên thế giới.

-
Schneider Electric thúc đẩy đầu tư vào giáo dục và đào tạo tại Việt Nam, hướng tới xây dựng nguồn nhân lực bền vững -
Quý I/2025, TKV cấp 10,8 triệu tấn than cho điện -
Quý I/2025, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu đạt 72,2 tỷ kWh -
Giám đốc điều hành AmCham: Còn thời gian để Việt - Mỹ đàm phán về thuế quan -
Công ty Điện lực Nghệ An nỗ lực tối đa trong cung ứng đủ điện năm 2025 -
50% doanh nghiệp gặp khó do nhu cầu tiêu dùng suy giảm -
Menas Group trở thành đối tác chiến lược của Keppel
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort