-
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động
Các tỉnh, thành phố trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang đẩy mạnh giao lưu, hợp tác đầu tư, thương mại với các địa phương, tổ chức và doanh nghiệp Nhật Bản. Ảnh: Lê Minh |
Nơi nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm
Trong tháng 10 và tháng 11/2019, Đoàn công tác của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) do ông Hirai Shinji, Trưởng đại diện Văn phòng JETRO tại TP. HCM dẫn đầu đã có chuyến công tác làm việc với lãnh đạo các địa phương trong vùng ĐBSCL. Đây là chương trình làm việc nằm trong dự án mà JETRO đang thực hiện nhằm tìm hiểu thông tin của 22 tỉnh, thành phố phía Nam để làm tài liệu giới thiệu môi trường đầu tư cho các doanh nghiệp, cơ quan và tổ chức của Nhật Bản.
Theo ông Hirai Shinji, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Nếu như trước đây, các doanh nghiệp Nhật Bản thường chọn Hà Nội, TP.HCM hoặc một số tỉnh lân cận 2 thành phố này để đầu tư, thì nay, bên cạnh các thành phố lớn, doanh nghiệp Nhật Bản còn tìm hiểu tiềm năng ở nhiều địa phương khác, trong đó, ĐBSCL là nơi nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm.
Thông tin này cũng đã được Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, ông Umeda Kunio khẳng định tại Hội nghị Gặp gỡ Nhật Bản - Khu vực ĐBSCL tổ chức ở Cần Thơ vào tháng 4 năm ngoái. Ông Umeda Kunio đánh giá, thời gian qua, giao lưu nhân dân giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản ngày càng mở rộng, sâu sắc hơn. Tính đến tháng 2/2018, số doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đã vượt qua số thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Thái Lan để đứng vị trí số 1 tại Đông Nam Á.
Ông Umeda Kunio cho biết, đã có tổng cộng 53 biên bản ghi nhớ, hợp tác được ký kết giữa các địa phương hai nước. Trong số 14 văn kiện hợp tác vừa được ký kết gần đây, có 6 văn bản hợp tác liên quan đến khu vực ĐBSCL. Qua đó cho thấy, các tỉnh, thành phố của Nhật Bản đang hướng sự quan tâm đến khu vực ĐBSCL.
Các doanh nghiệp Nhật Bản nhận định, tiềm năng hợp tác đầu tư của ĐBSCL phong phú và đa dạng, nhất là trong phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, lĩnh vực thế mạnh của các địa phương trong Vùng. Bên cạnh đó, công nghiệp chế biến, công nghệ thông tin, điện tử, cơ khí, dịch vụ, logistics... cũng là các lĩnh vực doanh nghiệp Nhật Bản có thế mạnh và phù hợp với nhu cầu thu hút đầu tư phát triển của các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSCL.
Ông Toshinao Tanaka, Tổng giám đốc Công ty Takesho Food & Ingredients (Nhật Bản) cho hay, Takesho Food & Ingredients và Trường đại học Cần Thơ có những trao đổi về việc sử dụng công nghệ mới trong chế biến thực phẩm, đặc biệt là nông sản, thủy sản nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm. “Chúng tôi thống nhất và bắt đầu thực hiện dự án hợp tác nghiên cứu trên, dựa vào những kết quả nghiên cứu đã đạt được. Nhận thấy những lợi thế về hạ tầng của TP. Cần Thơ, tiềm năng về nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên phong phú, Công ty quyết định đầu tư tại TP. Cần Thơ. Ngoài ra, chúng tôi cũng nhận thấy những điểm tương đồng về mặt địa lý giữa TP. Niigata và Cần Thơ, vì thế, chúng tôi nghĩ rằng, Công ty sẽ đóng vai trò hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến thực phẩm trong việc nghiên cứu, khai thác và nâng cao năng lực cạnh tranh như những gì chúng tôi đã làm tại TP. Niigata ở Nhật Bản”, ông Toshinao Tanaka nói.
Cũng theo ông Toshinao Tanaka, thông qua dự án đầu tư tại TP. Cần Thơ, Công ty có thể góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông sản, thủy sản của khu vực ĐBSCL, hỗ trợ và giúp đỡ doanh nghiệp địa phương trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và cải tiến kỹ thuật chế biến thực phẩm. Từ đó, hướng tới xây dựng và hình thành một “thung lũng thực phẩm” tại ĐBSCL.
Đại diện Công ty cổ phần Deltasoft (doanh nghiệp Nhật Bản đang hợp tác với đơn vị gia công phần mềm tại Cần Thơ), ông Kawai Kanji, Chủ tịch HĐQT Deltasoft cho rằng, ĐBSCL nói chung và TP. Cần Thơ nói riêng có nguồn nhân lực công nghệ thông tin dồi dào và hạ tầng mạng Internet tương đối ổn định, các khoản chi phí đầu tư thấp hơn những nơi khác... Chính điều này đã mang lại lợi thế nhất định cho các địa phương trong thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin.
Tuy nhiên, ông Kawai Kanji cũng chỉ ra những trở ngại ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư mà các địa phương trong Vùng cần cải thiện. Cụ thể, môi trường sống với những tiện ích về sinh hoạt, dịch vụ vui chơi giải trí, ẩm thực, khu nhà ở đạt chuẩn... dành cho chuyên gia, doanh nhân khi đến đầu tư, kinh doanh gắn bó lâu dài ở đây còn hạn chế. Đặc biệt, theo ông Kawai Kanji, nếu có đường bay thẳng kết nối Cần Thơ, ĐBSCL với Nhật Bản, sẽ là cơ hội tốt cho các địa phương trong Vùng thu hút đầu tư từ Nhật Bản nhiều hơn.
Chủ tịch Deltasoft gợi ý: “Khi điều kiện để mở đường bay thẳng chưa đáp ứng được, các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSCL nên trao đổi, làm việc với các hãng hàng không để có thể nối tuyến bay từ Tokyo - Hà Nội - Cần Thơ chẳng hạn. Khi đó, hành khách bay từ Nhật Bản chỉ chờ ở sân bay Nội Bài (Hà Nội) khoảng 1 giờ rồi tiếp chuyến bay Hà Nội - Cần Thơ, thay vì phải lưu trú qua đêm hoặc mất nhiều thời gian chờ mua vé, làm lại thủ tục để đi Cần Thơ”.
Nhật Bản - đối tác quan trọng
Theo ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ), ĐBSCL là khu vực tăng trưởng kinh tế cao, môi trường đầu tư thuận lợi, hạ tầng đang dần hoàn thiện, lực lượng lao động dồi dào với chi phí thấp. Bên cạnh đó, ĐBSCL là vùng sản xuất nông, thủy sản trọng điểm với nhiều lĩnh vực đầu tư tiềm năng mới nổi..., sẽ là điểm đến lý tưởng cho các đối tác. Trong giao thương và thu hút đầu tư, ĐBSCL xác định, Nhật Bản là đối tác quan trọng trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hiện đại.
Thời gian qua, các địa phương trong ĐBSCL đã đẩy mạnh giao lưu, hợp tác đầu tư, thương mại với các địa phương, tổ chức và doanh nghiệp Nhật Bản. Đặc biệt, từ năm 2015, VCCI Cần Thơ đã phối hợp với UBND TP. Cần Thơ tổ chức Chương trình Giao lưu văn hóa và thương mại Việt Nam - Nhật Bản.
Kể từ đó, Chương trình trở thành sự kiện thường niên với nhiều hoạt động thiết thực, phong phú, nhằm thắt chặt mối quan hệ hữu nghị, hợp tác, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu môi trường đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản, góp phần tạo điều kiện và cầu nối thu hút làn sóng đầu tư Nhật Bản đến với ĐBSCL.
Ông Lê Quang Mạnh, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ khẳng định, định hướng phát triển của TP. Cần Thơ luôn gắn liền với những tiềm năng, thế mạnh của Vùng, đó là phát triển công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp cơ khí, hạ tầng logistics cảng biển... Do đó, Nhật Bản là một trong những đối tác chiến lược quan trọng trong hợp tác đầu tư, kinh doanh nhằm thúc đẩy sự phát triển của TP. Cần Thơ nói riêng và ĐBSCL nói chung.
“Để tăng cường quan hệ hợp tác với Nhật Bản, Cần Thơ không ngừng hoàn thiện hạ tầng và thực hiện nhiều hoạt động thiết thực để sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư, như: thành lập Khu công nghiệp Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản; thành lập Tổ công tác Nhật Bản tại Cần Thơ (Japan Desk Cần Thơ) nhằm kết nối doanh nghiệp, nhà đầu tư Nhật Bản đến với các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSCL. Đồng thời, nghiên cứu, đề xuất ban hành, bổ sung và điều chỉnh cơ chế, chính sách đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản; kết nối các sở, ban, ngành trong việc hỗ trợ, hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện các thủ tục và dịch vụ liên quan...”, ông Mạnh cho biết.
Theo VCCI Cần Thơ (dẫn nguồn từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư), lũy kế đến tháng 12/2018, Nhật Bản đứng thứ 4 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào ĐBSCL với 166 dự án, chiếm 10% tổng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Vùng.
Trong khuôn khổ Chương trình Giao lưu văn hóa và thương mại Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 5 (từ ngày 29/11 đến 2/12/2019, tại TP. Cần Thơ), Diễn đàn Hợp tác kinh doanh Nhật Bản - Mekong năm 2019 sẽ được tổ chức vào ngày 30/11/2019. Đây là diễn đàn kinh doanh Việt Nam - Nhật Bản có số lượng doanh nhân Nhật Bản đông nhất từ trước đến nay tại ĐBSCL (300 người).
Tại Diễn đàn, sẽ diễn ra các phiên nội dung: “Giới thiệu về ĐBSCL: Cơ hội mới trong hợp tác Việt - Nhật”; “Xu thế đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản ra nước ngoài và tại Việt Nam trong thời gian tới”; “Sức hút của ĐBSCL đối với doanh nghiệp Nhật Bản” cùng các phiên tọa đàm thúc đẩy hợp tác đầu tư, kinh doanh giữa ĐBSCL và Nhật Bản...
-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025