
-
Nhiệt điện LNG Nghi Sơn tiếp tục gia hạn thời gian đóng thầu tới ngày 17/7/2025
-
Cơ hội để doanh nghiệp Kiên Giang nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững
-
Golden Gate tái cơ cấu hệ sinh thái ẩm thực
-
Doanh nghiệp cần chủ động pháp lý để thích ứng rào cản phi thuế quan
-
Chất xúc tác cho sự dịch chuyển kênh phân phối -
Giải pháp xuất hóa đơn điện tử tối ưu giúp các cửa hàng bán lẻ xăng dầu
Công ty cổ phần Nhiệt điện An Khánh - Bắc Giang (Công ty AKBG) giao làm chủ đầu tư dự án Nhà máy Nhiệt điện An Khánh - Bắc Giang, công suất 650 MW tại tỉnh Bắc Giang.
Trong những năm qua, doanh nghiệp đã tích cực, khẩn trương triển khai xây dựng các hạng mục (đền bù, giải tỏa, san lấp mặt bằng, xây dựng đường vào, tường bao, nhà điều hành và một số hạng mục phụ trợ khác, với tổng số vốn thực hiện 3.729 tỷ đồng) để sớm đưa dự án vào vận hành thương mại theo kế hoạch. Tuy nhiên, do dự án có quy mô vốn lớn, tổng mức đầu tư hơn 1 tỷ USD nhưng lại không có bảo lãnh của Chính phủ nên việc thu xếp vốn vay gặp nhiều khó khăn.
Theo Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, hiện nay, hầu hết các dự án nhiệt điện than trong Quy hoạch điện 7 (điều chỉnh) đều chậm tiến độ, lý do chính là do không thu xếp được vốn vay của các ngân hàng trong và ngoài nước, bởi lẽ Chính phủ dừng bảo lãnh vay. Mặt khác, các ngân hàng trong nước đều vượt trần tín dụng cho vay bởi các dự án năng lượng (dự án điện đều có số vốn lớn hầu hết trên 1 tỷ USD cho 1 dự án), do đó, phải vay vốn nước ngoài. Nhưng việc vay vốn nước ngoài đòi hỏi rất khắt khe bởi nhiều yếu tố ràng buộc, nếu không có biện pháp tháo gỡ thì các dự án vẫn dẫm chân tại chỗ.
Hiện các tổ chức tài chính đến từ Pháp, Tây Ban Nha, Đức đều đặt điều kiện vay là phải có bảo lãnh Chính phủ, đồng thời dự án phải sử dụng công nghệ siêu tới hạn trở lên. Tuy nhiên Dự án An Khánh – Bắc Giang lại dùng công nghệ dưới tới hạn nên rất khó vay được vốn. Hiện chỉ có một số ngân hàng Trung Quốc đồng ý cho vay chỉ với điều kiện chủ đầu tư được Bộ Công Thương, EVN chấp nhận đưa vào hợp đồng mua bán điện sản lượng điện hợp đồng (Qc) bằng 90% sản lượng điện bình quân nhiều năm dự án trong thời gian 10 năm kể từ ngày nhà máy vận hành thương mại (thời gian hoàn trả vốn vay).
Theo quy định hiện hành của Bộ Công thương, hai bên đàm phán tỷ lệ sản lượng điện hợp đồng năm (hoặc từng năm trong chu kỳ nhiều năm) không cao hơn 100% và không thấp hơn 60% sản lượng điện bình quân nhiều năm của dự án, bởi vậy, dù đã đàm phán với EVN nhưng Hợp đồng mua bán điện sửa đổi của Công ty An Khánh – Bắc Giang vẫn chưa được thông qua, do từ trước đến nay chưa có tiền lệ thỏa thuận Qc dài hạn 10 năm.
Với mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng khắc phục tình trạng thiếu điện trong những năm từ năm 2021 – 2025 và khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào năng lượng, Hiệp hội đã đề nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam sớm chấp thuận điều khoản “sản lượng điện hợp đồng của Nhà máy điện An Khánh - Bắc Giang bằng 90% sản lượng điện bình quân nhiều năm của dự án trong thời gian 10 năm (kể từ ngày nhà máy vận hành thương mại)”.

-
Chất xúc tác cho sự dịch chuyển kênh phân phối -
Giải pháp xuất hóa đơn điện tử tối ưu giúp các cửa hàng bán lẻ xăng dầu -
Khoảng 58% thương mại ở châu Á - Thái Bình Dương ảnh hưởng bởi rào cản phi thuế quan -
Gỡ rào cản phi thuế quan thông minh sẽ thúc đẩy dòng vốn đầu tư -
Định hình rõ nét mô hình tổ chức đầu tư tài chính chuyên nghiệp -
Amata City Hạ Long ký thỏa thuận hợp tác, thúc đẩy mối quan hệ chiến lược với VPBank -
Ông Trần Quốc Bảo làm Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam
-
Uuviet Solutions và Innoci tại Vietbuild 2025: Hành trình tái định nghĩa phong cách sống với phòng tắm chuẩn 5 sao
-
Bệ phóng thành công - Cú hích bứt tốc: Yên Bình K-Town vào Giai đoạn 2 với khí thế “chiến binh”
-
Tôn vinh doanh nghiệp xanh và đổi mới sáng tạo tiêu biểu năm 2025
-
VPBank ghi dấu ấn truyền thông và tăng trưởng kinh doanh mạnh mẽ với VPBank K-Star Spark in Vietnam
-
Nagakawa (NAG): 16 năm đồng hành kiến tạo giá trị cùng HNX
-
Biến thách thức thành cơ hội nhờ gói giải pháp tài chính V20000 từ VPBank