
-
Tin mới y tế ngày 27/3: Đáng lo khi hơn 75% ca ung thư phổi phát hiện muộn
-
Đề xuất danh mục bệnh truyền nhiễm và đối tượng bắt buộc sử dụng vắc-xin
-
Tin mới y tế ngày 26/3: Phát động phong trào hiến tặng mô tạng vì sự sống
-
Bộ Y tế cảnh báo ngộ độc botulinum từ thực phẩm đóng hộp
-
Tin mới y tế ngày 24/3: Bộ Y tế đề xuất quy định mới về hiến, ghép tạng, hiến tế bào gốc -
Mối lo lây nhiễm chéo sởi trong bệnh viện
![]() |
Ảnh minh họa |
Bệnh nặng do “kiêng” khám
Anh P.H.C (28 tuổi, ở TP.HCM) có dấu hiệu ngứa và khó chịu cơ thể trước Tết nguyên đán Ất Tỵ. Ngại đi khám, anh tự mua thuốc uống và bôi tại nhà. Sau Tết, tình trạng của anh nặng hơn, nhưng vì quan niệm khám bệnh sau Tết sẽ gặp xui xẻo, anh tiếp tục tự điều trị cho đến khi không chịu được nữa mới đi khám. Tại bệnh viện, các bác sỹ cho biết, nếu anh đến khám sớm, bệnh có thể được điều trị dứt điểm mà không gây ra biến chứng nặng.
Đúng vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, khi thời tiết thay đổi, chị M.N.B. (38 tuổi, ở TP.HCM) bị hắt hơi liên tục, nghẹt mũi, chảy nước mũi. Nghĩ là cảm cúm, chị tự mua thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau để điều trị. Sau hơn một tuần, triệu chứng không giảm mà còn nặng thêm, nghẹt mũi dai dẳng, đau nhức vùng mặt và khó thở. Chị đến Phòng khám Đa khoa Tâm Anh quận 7 (TP.HCM) khám và được bác sỹ chẩn đoán viêm mũi dị ứng, nhưng do tự điều trị sai cách, bệnh đã biến chứng thành viêm xoang cấp tính.
Trường hợp của anh N.V.Q. (45 tuổi, nhân viên văn phòng, công tác tại Đồng Nai) cũng tương tự. Anh bị nghẹt mũi và hắt hơi vào sáng sớm. Anh tự mua thuốc cảm cúm và xịt mũi có chứa thành phần co mạch để giảm nghẹt mũi. Sau khi tự ý điều trị, tình trạng không thuyên giảm, mà nghẹt mũi còn nhiều hơn. Anh đến khám và được bác sỹ chẩn đoán viêm mũi dị ứng mạn tính kèm theo biến chứng quá phát cuốn mũi, phải phẫu thuật chỉnh hình cuốn mũi.
Năm nay, thời tiết lạnh kéo dài, nhiều người có các triệu chứng như chảy mũi, hắt hơi và cho rằng mình bị cảm cúm, tự ý mua thuốc uống, mà không đến cơ sở y tế kiểm tra, điều trị. Khi cơn nghẹt mũi dai dẳng, đau nhức vùng mặt xuất hiện và tình trạng không thuyên giảm, họ mới đi khám và phát hiện bệnh đã biến chứng thành viêm mũi dị ứng.
Bác sỹ chuyên khoa I Võ Bá Thạch, Đơn vị Tai Mũi Họng tại Phòng khám Đa khoa Tâm Anh quận 7 cho biết, những ngày gần đây, phòng khám thường xuyên tiếp nhận bệnh nhân mắc viêm mũi dị ứng do tự điều trị cảm cúm, bệnh không những không khỏi, thậm chí còn tiến triển nặng hơn, gây ra viêm xoang, polyp mũi…
Cách nào để bảo vệ sức khỏe sau Tết
Theo bác sỹ Trà Anh Duy (Trung tâm Sức khỏe Nam giới Men’s Health), quan niệm “kiêng” khám bệnh sau Tết hoàn toàn không có cơ sở khoa học, mà chỉ là một tín ngưỡng. Việc trì hoãn thăm khám có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, khó điều trị và dễ gây ra biến chứng. Hơn nữa, tâm lý lo lắng khi kiêng khám bệnh cũng ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bệnh nhân.
Thực tế, khám bệnh định kỳ và kịp thời giúp phát hiện các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, từ đó có biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Do đó, bác sỹ Duy khuyên mọi người không nên để những quan niệm mê tín ảnh hưởng đến sức khỏe của mình. Khi có dấu hiệu bất thường, hãy đến gặp bác sỹ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Để bảo vệ sức khỏe sau Tết, bác sỹ khuyến cáo mọi người nên duy trì chế độ ăn uống hợp lý, giảm thiểu sử dụng rượu, bia và kiểm tra sức khỏe định kỳ. Các bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao nên đi khám theo lịch hẹn để được bác sỹ điều chỉnh phác đồ điều trị, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Ngành y tế cũng khuyến cáo, người dân cần chủ động chăm sóc sức khỏe cho người già và trẻ em trong gia đình bằng cách cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý, uống đủ nước, giữ gìn vệ sinh cá nhân. Đặc biệt, không nên bỏ qua việc khám bệnh định kỳ sau kỳ nghỉ Tết để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.
Với các bệnh lý hô hấp, bác sỹ Võ Bá Thạch cảnh báo, nếu viêm mũi dị ứng không được điều trị đúng cách, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm xoang, viêm họng, viêm thanh quản do phải thở bằng miệng, polyp mũi, hoặc viêm đường hô hấp dưới. Người bệnh sẽ phải tốn kém thời gian và chi phí điều trị biến chứng. Khi có các triệu chứng như hắt hơi liên tục, chảy nước mũi trong, ngứa mũi, người bệnh nên nghĩ đến viêm mũi dị ứng. Nếu kèm theo sốt, đau nhức cơ thể, dịch mũi đặc, có thể là dấu hiệu của cảm cúm hoặc viêm xoang nhiễm khuẩn.
“Ngay khi có triệu chứng, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, đặc biệt là kháng sinh, tránh lạm dụng thuốc xịt mũi co mạch nếu không có chỉ định của bác sỹ”, bác sỹ Võ Bá Thạch nhấn mạnh.

-
Tiêm vắc-xin sởi cho trẻ từ 6 tháng tuổi để bảo vệ khi dịch bệnh tấn công -
Bệnh tim mạch đang có xu hướng trẻ hóa -
Tin mới y tế ngày 25/3: Phòng, chống ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên -
Việt Nam cam kết mạnh mẽ đầu tư và hành động để chiến thắng bệnh lao -
Hà Nội tiếp tục yêu cầu rà soát, đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc-xin sởi -
Tin mới y tế ngày 24/3: Bộ Y tế đề xuất quy định mới về hiến, ghép tạng, hiến tế bào gốc -
Mối lo lây nhiễm chéo sởi trong bệnh viện
-
LILAMA thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng (kỳ 2)
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành bảo hiểm
-
STC Corporation: Hơn 20 năm kiến tạo "Perfect Life"
-
Cất nóc Tổ hợp giáo dục FPT tại TP. Huế
-
Khám phá chất sống Địa Trung Hải tại phân khu Limassol - Gold Coast Vũng Tàu
-
GRAND VN chính thức phân phối dự án Kepler Tower HH-02