
-
Vàng đảo chiều tăng trước áp lực thuế quan
-
Lãi suất ổn định ở mức thấp, ngân hàng nỗ lực kích cầu tín dụng
-
Ông Nguyễn Thanh Nhung được bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc Sacombank
-
Vàng tăng mạnh trở lại khi USD suy yếu
-
Thúc đẩy báo cáo phát triển bền vững ngành ngân hàng nhờ AI -
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo không phải là "ưu ái" cho ngân hàng
![]() |
Do nhu cầu tăng vốn để đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực tài chính theo chuẩn Basel II, các ngân hàng đã chuyển sang chia cổ tức bằng cổ phiếu mức cao. |
Tập trung nguồn lực xử lý nợ xấu
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên vừa diễn ra, trả lời thắc mắc của cổ đông về chia cổ tức 5% từ khoản lợi nhuận còn lại của năm 2019 (gần 900 tỷ đồng), ông Huỳnh Bửu Quang, Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Hàng hải (MSB) cho biết, việc này là không thể khi Ngân hàng chưa xử lý xong nợ xấu tại Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Nợ xấu của MSB tại VAMC chỉ còn 900 tỷ đồng, đến quý III/2020 sẽ xử lý xong, khi đó việc chia cổ tức sẽ thuận lợi.
Hiện Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) còn nắm giữ hơn 20.000 tỷ đồng trái phiếu VAMC, song đã trích dự phòng hơn 40%. Quỹ dự phòng của SCB đã lên đến trên 11.000 tỷ đồng, nên Ngân hàng vẫn đang nỗ lực xử lý nợ xấu để sớm hoàn nhập dự phòng sau khi kết thúc quá trình tái cấu trúc. Hiện quá trình xử lý nợ xấu đã có cơ chế của VAMC.
Trước thắc mắc của cổ đông về việc chưa chia cổ tức, tại Đại hội đồng cổ đông hôm 29/5, ông Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng giám đốc SCB cho hay, đây là vấn đề Ban lãnh đạo SCB quan tâm và trăn trở. Nguồn lợi tức của cổ đông mà SCB đang giữ là 1.234 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận để lại trên 700 tỷ đồng và Quỹ bổ sung vốn điều lệ là 521 tỷ đồng. Nếu SCB chia cổ tức là làm trái quy định của NHNN về việc các ngân hàng đang tái cơ cấu và chưa xử lý xong nợ xấu (trái phiếu VAMC) thì không được chia cổ tức.
Tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank), lượng trái phiếu VAMC còn nắm giữ đến hết năm 2019 còn 3.200 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến cuối năm 2019, Eximbank trích dự phòng được gần 2.100 tỷ đồng. Như vậy, cần khoảng 1.100 tỷ đồng nữa thì Eximbank có thể hoàn tất kế hoạch tất toán trái phiếu VAMC, dự kiến vào tháng 6/2020 và sau đó mới có thể tính đến chia cổ tức.
Cổ đông Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) tỏ ra bức xúc vì nhiều năm không được nhận đồng cổ tức nào. Ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT Sacombank giải thích, Sacombank đang giai đoạn tái cơ cấu, nên theo quy định của NHNN, không được chia cổ tức.
Chuyển sang chia cổ tức bằng cổ phiếu
Tuy nhiên, do nhu cầu tăng vốn để đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực tài chính theo chuẩn Basel II, các ngân hàng đã chuyển sang chia cổ tức bằng cổ phiếu mức cao. Cụ thể, năm nay, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đưa ra mục tiêu chia cổ tức với tỷ lệ 25-27%. Năm ngoái, OCB cũng đã tăng vốn thêm 1.299 tỷ đồng qua hình thức chia cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu, lên 7.899 tỷ đồng.
Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) trả cổ tức 30% bằng cổ phiếu, chuyển niêm yết sàn HOSE. Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) dự kiến phát hành cổ phiếu thưởng và chia cổ tức tổng tỷ lệ 65%. Một số nhà băng quy mô nhỏ hơn như Nam A Bank, VietBank cũng lên kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) sẽ tiến hành Đại hội đồng cổ đông vào ngày 15/6. Tuy chưa cho biết mục tiêu lợi nhuận và tỷ lệ cổ tức năm 2020, song lãnh đạo nhà băng này tiết lộ, SHB dự kiến điều chỉnh giảm chỉ tiêu lợi nhuận năm nay lên đến 1.000 tỷ đồng. Nguyên nhân là Ngân hàng tập trung giảm lãi suất cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Cổ tức chưa chia năm 2019 được thông qua với tỷ lệ 11% sẽ được chia muộn nhất vào quý III/2020.
Giới phân tích tài chính cho rằng, ngân hàng vẫn có thể chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ khi không được chia cổ tức bằng tiền mặt. Song với các ngân hàng đang trong quá trình tái cơ cấu, cổ đông khó kỳ vọng về cổ tức, do phải tập trung nguồn lực tái cơ cấu, xử lý nợ xấu. Đồng thời, hoạt động của các ngân hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của Covid-19, lợi nhuận sụt giảm, nên cổ đông khó mong chờ cổ tức cao trong năm sau.
Trong bối cảnh khó khăn của thị trường do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tại Chỉ thị số 02/CT-NHNN, NHNN đã yêu cầu các ngân hàng thương mại chủ động rà soát, cắt giảm các chi phí hoạt động, đặc biệt là chi lương, thưởng, kịp thời điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính phù hợp với thực tế trước khi tổ chức đại hội cổ đông, trước mắt không chia cổ tức bằng tiền mặt để tập trung nguồn lực giảm mạnh lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện nay và các khoản cho vay mới.

-
Ông Nguyễn Thanh Nhung được bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc Sacombank -
Vàng tăng mạnh trở lại khi USD suy yếu -
Phát triển thị trường mua bán nợ để xử lý nợ xấu -
Thúc đẩy báo cáo phát triển bền vững ngành ngân hàng nhờ AI -
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo không phải là "ưu ái" cho ngân hàng -
VietABank nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HOSE -
Vàng quốc tế đi ngang, giá vàng SJC cao hơn thế giới gần 18 triệu đồng/lượng
-
1 Chủ tịch nước Trần Đức Lương - Người đặt nền móng, định hình sâu sắc nền đối ngoại đa phương Việt Nam thời kỳ hội nhập
-
2 Phó thủ tướng yêu cầu nghiên cứu đánh thuế đất bỏ hoang, dự án chậm triển khai
-
3 Tường minh phương án đầu tư cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 43.500 tỷ đồng
-
4 Tin vắn Đầu tư Online ngày 24/5
-
Vietnam Airlines và FPT tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số