Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Nhiều tỉnh ven biển Tây Nam Bộ chủ động ứng phó xâm nhâp mặn
Huy Tự - 18/02/2022 09:27
 
Để chủ động ứng phó với tình hình xâm nhập mặn, thích ứng với biến đổi khí hậu, nhiều tỉnh ven biển vùng Tây Nam Bộ đã tập trung nguồn lực, đầu tư dự án ngăn mặn trữ ngọt,...
Nhiều tỉnh ven biển Tây Nam Bộ chủ động ứng phó xâm nhâp mặn.

Tại Trà Vinh, thông qua Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 987/QĐ-TTg, ngày 09/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh ban hành kèm theo Quyết định số 3348/QĐ-UBND, ngày 30/9/2020 của UBND tỉnh, Kế hoạch hiện đại hóa hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 3511/QĐ-UBND, ngày 21/10/2020 và Kế hoạch phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô năm 2021 - 2022 trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2026; Kế hoạch phòng, chống thiên tai năm 2022...

Thực hiện Đề án “Hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững tại các tiểu vùng đồng bằng sông Cửu Long” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 633/QĐ-TTg, ngày 12/5/2020; triển khai Đề án “Điều tra, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển hạ tầng thủy lợi phục vụ phân vùng sản xuất nông nghiệp địa bàn tỉnh Trà Vinh trong điều kiện biến đổi khí hậu đến năm 2030.

Qua đó, tổng mức đầu tư 4.352,344 tỷ đồng để triển khai thực hiện các hạng mục dự án: hạng mục công trình đê, kè với 16 công trình; hệ thống cống với 28 công trình; hạ tầng thủy lợi phục vụ thủy sản với 09 công trình trên địa bàn huyện Cầu Ngang, thị xã Duyên Hải, huyện Châu Thành và Trà Cú; hồ chứa nước dọc sông Láng Thé (giai đoạn 1 và giai đoạn 2).

Trong đó, phân kỳ giai đoạn đến năm 2025 gồm 16 công trình, với tổng mức đầu tư 1.519,064 tỷ đồng, giai đoạn sau năm 2025 gồm 39 công trình, với tổng mức đầu tư 2.833,280 tỷ đồng.

Trong năm 2022, Trà Vinh tiếp tục chủ động trong thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu qua giải pháp công trình; tập trung thực hiện nạo vét 471 kênh cấp III; sửa chữa, tu bổ 23 công trình bờ bao… ước tổng kinh phí khoảng 42 tỷ đồng.

Đồng thời, chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống, ứng phó hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô năm 2021 - 2022 theo kế hoạch, phương án của đơn vị, địa phương đã được xây dựng với các kịch bản, như: trường hợp xảy ra rủi ro thiên tai cấp độ 1; trường hợp xảy ra rủi ro thiên tai cấp độ 2.

Tại Bến Tre, theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Bến Tre, tình hình xâm nhập mặn trên các sông chính qua địa bàn tỉnh hiện đều đang ở mức cao, sâu hơn tuần trước và sâu hơn so với cùng kỳ năm 2021.

Hiện độ mặn 4‰ xâm nhập vào cách các cửa sông từ 41 - 51 km, Dự báo, trong tuần từ ngày 15 đến 22/2/2022, xâm nhập mặn tiếp tục diễn biến phức tạp.

Độ mặn 4‰ có khả năng xâm nhập cách các cửa sông chính từ 42 - 53 km, qua địa bàn các xã xã Giao Long (Châu Thành), ấp Thanh Sơn 4, xã Thanh Tân, Nhuận Phú Tân (Mỏ Cày Bắc).

Độ mặn 1‰ có khả năng xâm nhập vào cách cửa sông từ 51- 66 km, đến địa bàn các xã Tân Thạch, Tiên Long (Châu Thành), xã Long Thới, xã Tân Thiềng (Chợ Lách). Cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở mức độ 2.

Ngành chức năng Bến Tre khuyến cáo người dân và các địa phương đặc biệt lưu ý, theo dõi sát diễn biến xâm nhập mặn, có kế hoạch kiểm tra độ mặn thường xuyên, chủ động thực hiện các giải pháp ứng phó xâm nhập mặn. Đồng thời duy trì nâng công suất các hồ chứa nước ngọt trong tỉnh phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Tại Hậu Giang, theo kết quả đo mặn của ngành chức năng thì từ đầu tháng 2 đến nay, nước mặn từ triều Biển Tây bắt đầu xâm nhập vào địa bàn tỉnh, trong đó huyện Long Mỹ là địa phương có nồng độ mặn cao nhất.

Riêng thành phố Vị Thanh, do hệ thống ngăn mặn cống Cái Lớn - Cái Bé đi vào vận hành nên tình hình xâm nhập mặn ở địa phương này giảm đáng kể so với cùng kỳ.

Cụ thể tại một số điểm chính trên địa bàn huyện Long Mỹ, độ mặn đạt cao nhất từ đầu tháng 2 đến nay dao động từ 2,5-6‰, trong đó độ mặn xuất hiện cao tập trung ở UBND xã Lương Nghĩa, cống Hóc Pó, kênh Mười Thước và bến phà Ngan Dừa (xã Lương Tâm),… Còn trên địa bàn thành phố Vị Thanh, độ mặn cao nhất tại một số điểm chính từ đầu tháng 2 đến nay thì đa phần dưới 1‰, chỉ riêng tại Kênh Lầu thì có một thời điểm đạt 2,1‰, còn lại dao động từ 1,4-1,6‰.

Người dân tại những vùng có nguy cơ ảnh hưởng của xâm nhập mặn trên địa bàn huyện Long Mỹ đã và đang chủ động thực hiện nhiều công việc ứng phó. 

Ngành chức năng đi kiểm tra nồng độ mặn để kịp thời phát hiện và thông báo cho người dân biết nhằm có giải pháp ứng phó hiệu quả. Mặt khác, từ việc kiểm tra, theo dõi đường đi của nước mặn sẽ kết hợp với việc vận hành đóng các cống và đắp đập thời vụ ngăn mặn hợp lý.

Đồng thời tiếp tục theo dõi sát sao đường đi của nước mặn vào địa bàn để triển khai nhanh và có hiệu quả các giải pháp ứng phó theo kế hoạch đề ra.

Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang cho biết: Vào thời điểm từ đầu tháng 2 đến nay, mực nước trên địa bàn tỉnh tuy ở thời kỳ triều kém nhưng độ mặn luôn có chiều hướng tăng cao. Và theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh thì mực nước đỉnh triều (rằm tháng Giêng) sẽ xuất hiện từ ngày 16 đến 18/2 tới, khi đó khả năng nước mặn với nồng độ cao sẽ xâm nhập sâu vào Hậu Giang.

Trước dự báo trên, Sở NN&PTNT tỉnh đề nghị các đơn vị có liên quan của sở và các địa phương trong tỉnh cần thường xuyên theo dõi diễn biến mặn, đồng thời có kế hoạch đóng cống, đắp đập thời vụ kịp thời để hạn chế ảnh hưởng do mặn gây ra.

Theo ông Phùng Tiến Dũng - Trưởng phòng Dự báo thủy văn Trung bộ, Tây Nguyên và Nam bộ, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết: mặn xâm nhập vùng ĐBSCL mùa khô năm 2021-2022 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không nghiêm trọng như mùa khô năm 2019-2020.

Các đợt mặn xâm nhập có xu thế gia tăng bắt đầu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, dân sinh từ đầu tháng 2. Các đợt mặn xâm nhập cao nhất ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung trong tháng 2 và tháng 3; các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn vào tháng 3 và tháng 4/2022.

Tình hình mặn xâm nhập ở ĐBSCL phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong, triều cường và còn biến động trong thời gian tới, do vậy cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng, thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng, chống mặn xâm nhập.

Ứng phó nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ở ĐBSCL
Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 36/CT-TTg về chủ động triển khai các biện pháp ứng phó nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư