-
Lo ngại ách tắc giao thông, doanh nghiệp cung ứng hàng Tết tìm kiếm giải pháp -
Doanh nghiệp né rủi ro thị trường xuất khẩu -
Xuất khẩu sang châu Mỹ thắng lớn -
Xuất khẩu cao su lập kỷ lục thu 3,4 tỷ USD, triển vọng năm 2025 vẫn tích cực -
Cần làm gì để tiếp tục duy trì trạng thái xuất siêu? -
Xuất khẩu dệt may tăng trưởng vượt bậc nhờ chiến lược mở rộng thị trường
TIN LIÊN QUAN | |
Khám phá những lễ hội ẩm thực kỳ quặc trên thế giới | |
Các cuộc thi nhan sắc kỳ lạ nhất thế giới |
Tại nhiều nơi trên thế giới hiện nay đang tồn tại những loại thuế mà bất cứ một người bình thường nào cũng phải lắc đầu quầy quậy khi biết về chúng… Ở nhiều nước, những cuộc tranh luận tại nghị viện xung quanh việc áp đặt những loại thuế mới bất bình thường vẫn đang được thường xuyên tiến hành để cho kịp với các trào lưu mới xuất hiện trong cuộc sống.
Liệu cơm gắp mắm, tùy theo tình hình cụ thể mà chính quyền có thể nghĩ ra các trò đánh vào “hầu bao” các công dân để kích thích những gì tích cực phát triển và hạn chế những gì tuy không bất hợp pháp nhưng lại có ảnh hưởng tiêu cực tới thuần phong mỹ tục…
Ở Nga chẳng hạn, do xu thế suy giảm tỉ lệ sinh dẫn tới việc dân số không ngừng giảm nên không ít nghị sĩ ở nước này đang vận động cho việc áp đặt thuế đối với những cặp vơ chồng không chịu sinh con nối dõi… Nhiều nghị sĩ Nga cũng đang vận động áp đặt thuế xa xỉ phẩm đối với xe hơi và bất động sản của những người giàu…
Việc áp đặt thuế xa xỉ phẩm ở Pháp hiện nay đang làm nảy sinh sự căng thẳng không nhỏ trong xã hội vì khiến một số đại gia công khai bỏ tổ quốc ra đi để khỏi phải đóng thêm loại thuế mà họ cho là vô lý này…
Báo Nga Luận chứng và sự kiện mới đây đã tuyển chọn top-ten các loại thuế mà ban biên tập cho là kỳ dị nhất hiện nay trên thế giới.
1. Thuế lũ lụt
Các nhà lãnh đạo bang Queensland (Australia) đang lên kế hoạch ban bố thuế lũ lụt đối với cư dân địa phương. Số tiền thu được từ loại thuế này sẽ được sử dụng cho việc xây dựng và tái thiết các con đê và đập. Bang Queensland nằm ở phần phía đông của Australia và thường xuyên bị trở thành nạn nhân của thiên tai.
Lũ lụt sẽ bị đánh thuế tại Queensland (Australia)
Ở thời điểm hiện nay, mức thuế lũ lụt tại Queensland vẫn chưa được xác định cụ thể nhưng các nhà chức trách sở tại đã đặt quyết tâm thu loại thuế này từ năm tài chính mới (bắt đầu từ ngày 1/7). Chính quyền bang hy vọng sẽ có được tới 1 tỷ dollars Australia nhờ thu thuế lũ lụt trong vòng 5 năm tới.
Có nhiều khả năng là khoản thuế lũ lụt sẽ được gộp luôn vào hóa đơn thu thuế dịch vụ thường xuyên, nên người dân Queensland chắc sẽ khó có cơ hội trốn chạy nó.
2. Thuế bóng râm
Năm 1993, chính quyền ở thành phố Venice (Italia) đã áp thuế bóng râm đối với chủ nhân của các cửa hàng, quán cà phê và các bất động sản đang được sử dụng vào mục đích thương mại mà cái bóng của những công trình này đổ xuống mặt đất đô thị.
Các cửa hàng đổ bóng xuống đường phố sẽ bị đóng thuế
Một số doanh nhân đã cho loại thuế như thế là vô căn cứ nên đã tháo bỏ các loại mái hiên thòi ra từ mái nhà của mình. Những chủ doanh nghiệp đồng ý trả thuế bóng râm đã buộc phải chi tiền không chỉ trong ngày nắng mà cả trong ngày ảm đạm, khi không có ánh mặt trời làm nhà của họ đổ bóng xuống đường phố.
Không rõ trong tương lai chính quyền Venice có nghĩ ra loại thuế bóng râm đánh vào con người tùy theo chiều cao của họ hay không?
3. Thuế ma túy
Năm 2005, chính quyền tiểu bang Tennessee (Mỹ) đã đưa ra một loại thuế đánh vào các thứ thuốc có tác động tới thần kinh, trong đó có cả những chất gây nghiện như cocaine, cần sa, thuốc lắc và các loại ma túy khác.
Công việc thu tiền thuế các chất gây nghiện này được giao cho tổ chức Internal Revenue Service trên cơ sở điều kiện nặc danh. Đáng chú ý là, nếu các tay buôn bán ma túy không may bị sa lưới pháp luật thì chúng có thể trình ra các hóa đơn nộp thuế cho các chất gây nghiện và mặc nhiên sẽ có được tình tiết giảm nhẹ mức thụ án khi ra tòa.
4. Thuế xăm hình
Thuế ma túy không phải là thứ thuế kỳ dị duy nhất trong chính sách tài chính ở các bang của Hoa Kỳ. Tại bang Arkansas chẳng hạn, người dân địa phương buộc phải trả một khoản phí đặc biệt bằng 6% tiền trả cho mỗi một hình xăm hoặc xỏ lỗ trên người.
Thuế này đã được áp dụng từ năm 2005 và nó là một phần của chiến dịch được triển khai ở Mỹ nhằm giảm thiểu hiện tượng xăm mình. Các nhà chức trách lo ngại rằng việc xăm người một cách không chuyên nghiệp sẽ tạo ra nguy cơ lây nhiễm bệnh tật hoặc nhiễm trùng, kể cả lây nhiễm HIV và viêm gan…
Bang Arkansas (Mỹ) áp dụng thuế xăm hình từ năm 2005
5. Thuế hòa bình
Mặc dù trong thực tế thì trên lãnh thổ của nước Cộng hòa Guinea không hề diễn ra một hoạt động quân sự nào, nhưng những người dân ở đất nước nghèo khó vào hạng nhất thế giới này vẫn phải nộp thuế hàng năm cho tình trạng hòa bình mà họ được hưởng.
Mỗi năm, mỗi một công dân Guinea phải nộp vào ngân sách quốc gia một khoản tiền không nhỏ so với tổng thu nhập của họ dưới cái tên là thuế hòa bình: 17 euro!
Hóa ra không phải ở đâu được sống dưới bầu trời hòa bình cũng là quyền nghiễm nhiên của các công dân.
6. Thuế hôn nhân dân sự
Ai cũng biết Trung Hoa là một trong những nền văn minh cổ kính nhất thế giới. Và người dân ở nước này cũng bị đánh giá là một trong những tộc người bảo thủ nhất thế giới. Để bảo vệ những giá trị gia đình truyền thống, từ năm 1996, Trung Quốc đã đưa ra một loại thế mới: đó là thuế đánh vào những cặp sống với nhau như vợ chồng nhưng lại không có hôn thú chính thức (hôn nhân dân sự). Bất cứ cặp tình nhân nào ở với nhau mà không có đăng ký kết hôn đều phải nộp vào ngân sách nhà nước mỗi năm một khoản tiền thuế là 1.000 nhân dân tệ (khoảng 120 euro). Đó cũng là một khoản tiền đáng kể đối với mức thu nhập trung bình của người dân Trung Quốc.
Cũng phải nói rằng, mặc dù mức thuế hôn nhân dân sự cao như vậy nhưng tỉ lệ những cặp sống với nhau không hôn thú tại Trung Quốc vẫn đang trên đà gia tăng…
7. Thuế TV
Trên “hòn đảo sương mù” đã nghĩ ra một loại thuế rất ngộ nghĩnh - người dân Anh bắt buộc phải nộp thuế cho mỗi một máy thu hình mà họ đặt ở trong nhà của họ. Đáng chú ý là, mức thuế cho TV màu cao hơn mức thuế đánh vào những máy thu hình đen trắng.
Những người khiếm thị được ưu tiên chỉ phải nộp thuế TV bằng một nửa so với những người mắt sáng (!) mặc dù họ mù rồi thì làm sao mà xem được các chương trình truyền hình.
8. Thuế hamburger, dâu tây và sôcôla
Ở Mỹ hiện vẫn duy trì một số loại thuế đánh vào các loại thực phẩm và đồ uống. Cụ thể, ở New York có loại thuế đánh vào các loại thực phẩm làm sẵn và những lát bánh mì đã được cắt ra phải chịu thuế kép: đầu tiên là với tư cách một loại thực phẩm, và sau, với tư cách đồ ăn đã được làm sẵn, đó là nó được nấu chín.
Còn các nhà chức trách ở California lại áp thuế 33% trên các loại hoa quả tươi được mua từ các máy bán hàng tự động.
Ở Chicago, đồ ngọt được chế biến từ bột phải chịu thuế 1%, còn đồ ngọt mà không làm từ bột thì chỉ phải chịu mức thuế là 6,25%.
9. Thuế nắng
Kể từ đầu những năm 2000, tất cả các khách du lịch đến quần đảo Balearic đã phải trả cái gọi là “thuế thụ hưởng ánh nắng mặt trời”. Trong hoàn cảnh đó, tất cả các du khách dừng chân ở Ibiza, Menorca, Mallorca và khu nghỉ dưỡng khác trên quần đảo này, mỗi ngày phải trả 1 euro cho việc ở đó.
Du khách và “thuế thụ hưởng ánh nắng mặt trời” tại Mallorca
Những khoản tiền thu được từ thuế nắng được chính quyền địa phương đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng dành cho khách du lịch: thí dụ dọn sạch bãi biển và khôi phục lại môi trường sinh thái cũ…
10. Thuế thạch cao
Mỗi năm có khoảng 150.000 du khách đến Áo để chơi các trò trượt tuyết khác nhau gặp phải các tai nạn khác nhau nên phải vào viện điều trị. Sự phổ biến của Áo như khu nghỉ mát trượt tuyết lớn nhất châu Âu đã thúc đẩy chính quyền của quốc gia đó buộc những du khách tới đó trượt tuyết phải đóng một loại thuế bất bình thường: ngoài chi phí bảo hiểm y tế bắt buộc, người hâm mộ trượt tuyết tới Áo phải nộp thêm một khoản tiền gọi là thuế thạch cao.
Tiền thu từ thuế thạch cao được chuyển vào tài khoản của các tổ chức y tế của nhà nước, và sau đó được phân cho những nơi điều trị những bệnh nhân gặp tai nạn trong khi đi trượt tuyết
Phong Vũ (CAND.com.vn)
-
Quảng Ninh kích cầu tiêu dùng những ngày đầu năm 2025 -
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi tăng trưởng mạnh -
Cơ hội thưởng thức bò Wagyu "sang chảnh" với giá thành phải chăng -
Cần làm gì để tiếp tục duy trì trạng thái xuất siêu? -
Xăng tăng giá lần thứ 3 liên tiếp từ đầu năm 2025 -
Xuất khẩu dệt may tăng trưởng vượt bậc nhờ chiến lược mở rộng thị trường -
Vietnam Airlines khai thác hơn 1.500 chuyến bay đêm trong dịp Tết Nguyên đán 2025
- Tập đoàn YTL cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam
- ELCOM (ELC) liên tiếp trúng thầu nhiều dự án trọng điểm với tổng giá trị hơn 300 tỷ đồng
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng