-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Ngân hàng tiếp tục tăng tốc với nhiều thương vụ lớn
2015 là năm cuối cùng trong giai đoạn 2011-2015 trong Đề án 254 về tái cấu trúc các tổ chức tín dụng. Vì vậy, năm 2015, M&A giữa các ngân hàng sẽ bùng nổ. Bốn thương vụ tiêu biểu của thị trường M&A nửa đầu năm 2015 gồm:
Thứ nhất, sáp nhập SouthernBank vào Sacombank. Tháng 5/2015, SouthernBank đã thông qua phương án sáp nhập với Sacombank theo tỷ lệ chuyển đổi 1:0,75 (1 cổ phiếu SouthernBank đổi 0,75 cổ phiếu Sacombank).
M&A trong linh vực ngân hàng hứa hẹn tiếp tục tăng tốc sau thương vụ SouthernBank sáp nhập Sacombank. Ảnh: Đức Thanh |
Trong những năm gần đây hoạt động của SouthernBank kém hiệu quả. Nợ xấu tăng đáng kể, đòi hỏi SouthernBank trích dự phòng rủi ro cao, nên lợi nhuận thu về rất thấp. Năm 2014, lợi nhuận của SouthernBank chỉ còn 1,2 tỷ đồng so với mức đạt được của năm 2013 là 18 tỷ đồng. Trong nhiều năm qua, SouthernBank cũng không chi trả cổ tức cho cổ đông. Vì thế, sáp nhập vào Sacombank, cổ đông SouthernBank sẽ có lợi hơn.
Thứ hai, sáp nhập Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) vào Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Ngày 22/5/2015, thủ tục cuối cùng để MHB sáp nhập vào BIDV đã chính thức hoàn thành khi lãnh đạo hai ngân hàng ký kết biên bản bàn giao toàn hệ thống và công bố sáp nhập. Cổ phiếu được hoán đổi theo tỷ lệ 1:1.
Chiến lược của BIDV trong thời gian tới là đẩy mạnh tín dụng nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là tại Đồng bằng sông Cửu Long. Chính vì vậy, việc sáp nhập với MHB sẽ mở rộng lĩnh vực cho vay của BIDV sang nông nghiệp nông thôn và gia tăng nguồn lực cho tín dụng nông thôn của BIDV.
Thứ ba là việc HDBank bắt tay Credit Saison (Nhật Bản). Hai đối tác này đã hoàn tất các thủ tục về vốn góp tại Công ty Tài chính HDFinance. HDBank sẽ giữ lại tỷ lệ sở hữu 50% vốn điều lệ của công ty tài chính này, Credit Saison nhận chuyển nhượng và sở hữu 49%, còn lại 1% thuộc sở hữu của Công ty cổ phần Chứng khoán TP.HCM. Cùng với việc chuyển nhượng và góp vốn trên, HDFinance được đổi tên thành Công ty TNHH Tài chính HD SAISON (HD SAISON Finance).
Từ lợi thế sẵn có về kinh nghiệm kinh doanh của Credit Saison và sự am hiểu thị trường, mạng lưới rộng khắp Việt Nam của HDBank, hai bên kỳ vọng HD SAISON Finance sẽ phát triển nhanh tại Việt Nam với các sản phẩm dịch vụ như thẻ tín dụng, thẻ trả trước, sản phẩm cho vay.
Thương vụ tiêu biểu thứ tư là Tổng công ty Bảo hiểm BIDV (BIC)?đã ký hợp đồng đặt mua cổ phần với FairFax Asia Limited (tháng 4/2015), một công ty con thuộc sở hữu toàn bộ của Fairfax Financial Holdings, nhà bảo hiểm và tái bảo hiểm toàn cầu có trụ sở tại Canada. Theo đó, FairFax sẽ cung cấp cho các hỗ trợ kỹ thuật cho BIC về nghiệp vụ bảo hiểm, tăng cường công tác quản trị rủi ro và công nghệ thông tin, phát triển đa dạng các kênh phân phối, quản trị hiệu quả danh mục đầu tư. Với khoản đầu tư chiến lược, các hỗ trợ kỹ thuật cũng như chuyển giao công nghệ từ FairFax, BIC kỳ vọng trở thành công ty bảo hiểm phi nhân thọ dẫn đầu về các kênh phân phối hiện đại và dẫn đầu thị trường về khả năng sinh lời.
Sôi động thị trường M&A bán lẻ tại Việt Nam
Thị trường 90 triệu dân cùng với mức tăng trưởng cao của ngành bán lẻ đang hút các thương hiệu nước ngoài. Và một làn sóng M&A từ lĩnh vực bán lẻ đang đổ bộ vào Việt Nam.
Minh chứng là, Nguyễn Kim, một trong những chuỗi kinh doanh điện máy lớn nhất Việt Nam, đã được Power Buy, công ty trực thuộc tập đoàn bán lẻ hàng đầu Thái Lan Central Group mua lại 49% cổ phần với giá trị thương vụ không được tiết lộ. Thương vụ này sẽ giúp Central Group mở rộng hệ thống bán lẻ điện máy tại Việt Nam.
Thương vụ tiếp theo là HĐQT Công ty cổ phần Kinh Đô (KDC) thông qua quyết định chọn đối tác nước ngoài để đầu tư vào mảng bánh kẹo (tháng 11/2014). Đối tác được chọn là Mondelez International, một tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế gới về bánh kẹo, thực phẩm nước giải khát của Hoa Kỳ. Theo đó, KDC chuyển nhượng 80% cổ phần Công ty cổ phần Kinh Đô Bình Dương (BKD) cho Mondelez và quyền chọn mua số cổ phần BKD còn lại với cùng giá chuyển nhượng áp dụng đối với từng cổ phần như giao dịch chuyển nhượng lần đầu. Với gần 7.847 tỷ đồng thu về trong đợt chào bán 80% cổ phần BKD lần đầu và có khả năng thu về hơn 9.800 tỷ đồng nếu chào bán hết cổ phần BKD cho Mondelez, Kinh Đô có nguồn tài chính khổng lồ để tái đầu tư sang lĩnh vực kinh doanh mới.
Tương tự, đầu tháng 10/2014, Tập đoàn Vingroup (VIC) đã hoàn tất việc mua lại 70% cổ phần của Công ty cổ phần Bán lẻ và Quản lý Bất động sản Đại Dương - Ocean Retail, doanh nghiệp đang sở hữu chuỗi 9 trung tâm thương mại và siêu thị Ocean Mart tại Hà Nội, Hải Dương, Ninh Bình và Hà Tĩnh và 4 siêu thị tiện lợi Ocean Mart Express.
Sau khi tiếp nhận hệ thống Ocean Mart, Tập đoàn Vingroup đã thay đổi thương hiệu thành siêu thị Vinmart (3.000 - 15.000 m2) và siêu thị tiện lợi Vinmart+ (100 - 300 m2). Theo kế hoạch, đến năm 2017, Vingroup sẽ có hệ thống 100 siêu thị và 1.000 siêu thị tiện lợi.
Bùng nổ M&A bất động sản
Thương vụ điển hình là Indochina Land vừa công bố việc chuyển nhượng thành công một số dự án cho một quỹ đầu tư thuộc Gaw Capital Partners, một đơn vị quản lý quỹ trong khu vực có trụ sở tại Hồng Kông. GAW Capital Partners là công ty quản lý quỹ đầu tư tư nhân tại Hồng Kông. Quỹ GAW được thành lập năm 2005 với vốn chủ sở hữu 4,26 tỷ USD. Tính đến quý I/2015, tổng tài sản quản lý của quỹ này đã tăng lên mức 9,16 tỷ USD.
Các dự án chuyển nhượng cho Gaw Capital Partners gồm 4 trong số 12 dự án mà Indochina Land đã đầu tư, bao gồm Indochina Plaza Hanoi, Hyatt Regency Danang và 2 dự án đang phát triển khác tại Quảng Nam và TP.HCM (có thể là The Montgomerie Links & Estates và Riverside Serviced Apartments).
Giá trị của thương vụ này không được Indochina Land tiết lộ, nhưng theo thông cáo báo chí từ Gaw Capital Partners, các danh mục đầu tư được mua với giá 106 triệu USD. Mức giá này, theo trang DealStreetAsia, là thấp hơn so với giá trị góp vốn ban đầu gần 58%.
Một thương vụ điển hình khác là Dự án Celadon có tổng mức đầu tư dự kiến ban đầu 24.758 tỷ đồng của Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (SCR) và Công ty cổ phần Đầu tư Thành Thành Công (phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, TP.HCM) đã được chuyển nhượng cho Gamuda Land Vietnam. Tổng giá trị hợp đồng hơn 1.000 tỷ đồng. Khoản tiền này sẽ được thanh toán vào đầu tháng 7/2015 và đây là khoản doanh thu và lợi nhuận bất thường của SCR không nằm trong kế hoạch trình Đại hội đồng cổ đông năm 2015.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025