
-
Hậu niêm yết trên HoSE, cổ phiếu CCC trượt dài
-
Sửa đổ, bổ sung một số quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
-
Livzon Pharmaceutical Group muốn chi hơn 5.700 tỷ đồng sở hữu 64,8% vốn Imexpharm
-
Rộng cửa cho cho thuê tài chính cũng là mở kênh vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
-
Encapital bổ sung thêm cổ phiếu DSE đảm bảo cho lô trái phiếu 100 tỷ đồng -
ACBS dự kiến phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu không có đảm bảo
Ngỡ ngàng khi “trái tim” của thị trường tạm ngưng phiên chiều
Sự bùng nổ của phiên giao dịch sáng ngày đầu tháng 6 đã kéo thanh khoản trên ba sàn đạt 26.137 tỷ đồng, mức chưa từng ghi nhận trong lịch sử giao dịch chứng khoán Việt Nam. Nhưng bên cạnh sự hứng khởi, lo ngại về tình trạng hệ thống sớm chuyển sang trạng thái “đơ”, “nghẽn” là điều được thảo luận trên hàng loạt diễn đàn, hội nhóm nhà đầu tư trước giờ giao dịch chiều. Bởi tình trạng này đã liên tục lặp lại hơn tuần qua.
Thực tế, bảng điện sàn HoSE đã không cập nhật thêm bất kỳ lệnh đặt nào khi giờ giao dịch phiên chiều đến. Trước sự bất ngờ của nhà đầu tư, bộ phận công nghệ thông tin của một số công ty chứng khoán nhanh chóng gửi lời giải thích đến các khách hàng cho biết sàn HoSE chưa mở kết nối.
Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM được đưa ra sau đó. Cụ thể,sau khi có sự chấp thuận của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, HoSE công bố ngừng giao dịch ngày 01/06/2021. Giá đóng cửa được xác định là giá khớp lệnh cuối cùng trong buổi sáng trên sàn HOSE.
“Giao dịch chứng khoán tại HoSE trong phiên giao dịch sáng đã vượt mức 21.700 tỷ đồng, dẫn tới tình trạng báo động đối với an toàn của hệ thống”, Tổng giám đốc HoSE Lê Hải Trà cho hay.
Như vậy, để bảo vệ an toàn hệ thống, cơ quan quản lý đã phải ra quyết định tạm ngưng giao dịch tại “trái tim” của thị trường chứng khoán - nơi đang tập trung các doanh nghiệp niêm yết lớn với tổng giá trị vốn hóa thị trường hiện đã xấp xỉ 5 triệu tỷ đồng và cũng là sàn giao dịch sôi động nhất của chứng khoán Việt Nam.
![]() |
Giá trị giao dịch phiên sáng trên sàn HoSE vượt trội so với hôm qua |
Dòng tiền sau đó cũng đã đổ mạnh hơn vào sàn HNX và UPCoM. Giá trị giao dịch trên sàn HNX xác lập kỷ lục mới với thanh khoản đạt 4.915 tỷ đồng. Tính chung cả ba sàn, giá trị giao dịch vẫn đạt tới 28.877 tỷ đồng. So với phiên kỷ lục hôm qua (31.100 tỷ đồng), thanh khoản giảm hơn 7%.
VPB, HPG, STB: Hàng ngàn tỷ giao dịch chỉ trong phiên sáng
Giao dịch sôi động vốn là điều mong chờ của mọi sàn chứng khoán. Tuy nhiên, với chiếc áo cũ không còn đủ rộng của HoSE, các cổ phiếu hút dòng tiền lại trở thành “tội đồ” khiến sàn chứng khoán phải đóng cửa sớm.
Trong khi ở cả phiên hôm qua, HPG là cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất ( 3.168 tỷ đồng), vị trí quán quân này lại thuộc về VPB khi có tới 46 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, tương đương giá trị 3.183 tỷ đồng chỉ trong phiên giao dịch sáng.
Cổ phiếu HPG cũng đã kịp sang tay 33,4 triệu cổ phiếu, tương đương xấp xỉ 1.861 tỷ đồng. Cả hai cổ phiếu này đều đang xác lập những kỷ lục giá mới. Trong khi một số nhà đầu tư muốn sớm chốt lời thì bên mua cũng rất mạnh với kỳ vọng giá cổ phiếu còn tăng thêm nữa.
Riêng cổ phiếu của Sacombank (STB) có sự điều chỉnh (giảm 4,1%) sau khi đạt đỉnh 33.800 đồng/cổ phiếu hôm qua. Trong phiên sáng, cũng đã có tới 47 triệu cổ phiếu được bán ra giúp thị trường hấp thụ thêm 1.550 tỷ đồng giải ngân mới.
Trên sàn HNX, giá trị giao dịch của SHB cũng ở mức cao nhưng cũng chỉ suýt soát mức ngàn tỷ đồng dù được giao dịch trọn vẹn cả ngày. Thanh khoản của PVS và SHS đều trên 550 tỷ đồng, đưa các cổ phiếu này vào top 3 dẫn đầu thanh khoản trên sàn HNX hôm nay.
Ngoài có thanh khoản lớn nhất trong ba sàn, HoSE còn nơi các nhà đầu tư nước ngoài giao dịch nhiều nhất. Dù sớm đóng cửa sau phiên sáng, giá trị giao dịch của khối ngoại vẫn ở mức khá với 808 tỷ đồng mua vào và 1.396 tỷ đồng bán ra. Khối ngoại tiếp tục có ngày bán ròng thứ hai liên tiếp nhưng đã thu hẹp về giá trị (592 tỷ đồng).
HPG tiếp tục là cổ phiếu bị các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng nhiều nhất. Trong hơn 46 triệu đơn vị bán ra hôm nay, tỷ trọng giao dịch của khối ngoại chiếm tới gần 22%. Dù vậy, lực bán từ khối ngoại vẫn chưa thể ảnh hưởng lên giá cổ phiếu. HPG đóng cửa ngày 1/6 ở mức 55.500 đồng/cổ phiếu, tăng 5,31% so với hôm qua.
Cổ phiếu của doanh nghiệp thép này nhờ vậy cũng trở thành một trong top 4 dẫn dắt đà tăng của VN-Index bên cạnh VCB, VIC và VHM - cổ phiếu của ba tổ chức niêm yết có vốn hóa lớn nhất thị trường.
![]() |
Ba sàn chứng khoán tiếp tục xác lập kỷ lục điểm số mới trong phiên 1/6 |
VN-Index chốt ngày 1/6 tại mức 1.337,78 điểm, tăng 9,73 điểm (+0,73%). HNX-Index tăng 0,19% lên 318,47 điểm. UPCoM Index cũng tăng 0,11%. Dù mức tăng đã giảm so với phiên bứt phá hôm qua nhưng cả ba chỉ số đều tiếp tục xô đổ những kỷ lục điểm số trước đó.
-
Sửa đổ, bổ sung một số quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
-
Giao dịch thận trọng, VN-Index giằng co trong phiên 23/5
-
Livzon Pharmaceutical Group muốn chi hơn 5.700 tỷ đồng sở hữu 64,8% vốn Imexpharm
-
Rộng cửa cho cho thuê tài chính cũng là mở kênh vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
-
Encapital bổ sung thêm cổ phiếu DSE đảm bảo cho lô trái phiếu 100 tỷ đồng -
Cổ phiếu nhà Vingroup “gánh” thị trường, VN-Index tăng gần 8 điểm -
ACBS dự kiến phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu không có đảm bảo -
Đầu tư và Xây lắp Trường Sơn nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HoSE -
Huy động thành công 780 tỷ đồng, F88 có thêm động lực bứt tốc trước khi lên sàn UPCoM -
Xử phạt Bảo hiểm Hàng không 260 triệu đồng -
Doanh nghiệp thành viên PiGroup chậm trả lãi lô trái phiếu 900 tỷ đồng
-
Vietnam Airlines và FPT tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số