
-
Công nghệ và chuyển đổi số - công cụ đắc lực giúp phái nữ đổi mới, kiến tạo tương lai
-
Cánh cửa mới, cơ hội mới từ chuyển đổi số
-
NIC và Intel Việt Nam công bố chương trình "Trí tuệ nhân tạo cho cộng đồng"
-
Kế toán viên trong kỷ nguyên mới: Làm chủ AI hay bị thay thế?
-
Đà Nẵng sẽ đầu tư hơn 3.500 tỷ đồng phát triển khoa học, công nghệ -
VNG nuôi "gà đẻ trứng vàng", hợp tác 2 với ông lớn Hàn Quốc, Trung Quốc
Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ban Công nghiệp số Siemens Việt Nam vừa tổ chức hội thảo “Thúc đẩy Đổi mới sáng tạo thông qua các ứng dụng chuyển đổi số cho doanh nghiệp sản xuất” với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp bắt kịp xu hướng phát triển của khoa học công nghệ, tăng tốc quá trình chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo.
Ông Đỗ Tiến Thịnh, Phó giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia cho biết, trước tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, doanh nghiệp Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội và thách thức đan xen. Vì vậy, chuyển đổi số là yêu cầu, xu hướng tất yếu, khách quan để cộng đồng doanh nghiệp đứng vững và phát triển.
Hiện nay ở Việt Nam, chuyển đổi số đã diễn ra hầu hết các loại hình doanh nghiệp và ở nhiều mức độ khác nhau nhưng cần phải triển khai với kế hoạch cụ thể và thiết kế sao cho phù hợp với đặc tính của từng ngành và từng doanh nghiệp.
![]() |
Các diễn giả tham gia hội thảo |
Theo đó tại Hội thảo, các giải pháp công nghệ mới nhất hiện nay như Mechanical Design (thiết kế cơ khí); VR (Công nghệ thực tế ảo); Electrical Design (thiết kế điện); Product Data Management (quản lý dữ liệu sản phẩm); Scan 3D (quét 3D); Process Simulation (mô phỏng quy trình); Plant Design & Optimization (thiết kế và tối ưu hoá); APS (lập kế hoạch và điều độ nâng cao); IoT (Internet vạn vật);… đã được giới thiệu tới các doanh nghiệp.
Ngoài ra, kinh nghiệm trong quá trình vận hành nhà máy thông minh, mô phỏng và tối ưu hóa sản phẩm với Simcenter, mô phỏng và điều hành ảo nhà máy sản xuất, giải pháp gia công đa trục của Siemens, nâng cao hiệu quả trong sản xuất, doanh nghiệp số… cũng được các chuyên gia, doanh nghiệp đi trước như ESTEC, Hitachi, Top Solutions, Kanto, Busan chia sẻ.
Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Siemens khu vực ASEAN và Việt Nam cho biết, trong Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, việc nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực sản xuất yêu cầu sự cân bằng giữa tính cần thiết về kỹ thuật và tính khả thi về kinh tế. “Điều này đặt ra thách thức đáng kể cho các doanh nghiệp sản xuất trong việc tìm ra các giải pháp hiệu quả, giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số một cách nhanh chóng và tăng tốc đổi mới sáng tạo”, vị này nói.
Cũng tại hội thảo, Siemens và công ty Vietbay đã công bố chương trình hỗ trợ gói Dịch vụ Tư vấn -Đào tạo - Hỗ trợ kỹ thuật về Nghiên cứu phát triển sản phẩm và Gia công sản xuất dành cho 20 doanh nghiệp đầu tiên đăng ký. Các gói dịch vụ này góp phần cải tiến năng suất chất lượng hiệu quả làm tăng sức cạnh tranh, giúp doanh nghiệp Việt tham gia sâu hơn chuỗi cung ứng toàn cầu.

-
Đà Nẵng sẽ đầu tư hơn 3.500 tỷ đồng phát triển khoa học, công nghệ -
VNG nuôi "gà đẻ trứng vàng", hợp tác 2 với ông lớn Hàn Quốc, Trung Quốc -
Quy định khung về khái niệm, phân loại tài sản số -
Hãng năng lượng thông minh Sunhome gia nhập thị trường Việt Nam, cung cấp sạc xe điện nhanh -
Hà Nam vào top 10 cả nước về tỷ trọng kinh tế số trong GRDP -
Khai trương trung tâm ươm tạo, đưa Việt Nam tiến sâu vào chuỗi cung ứng bán dẫn -
Trợ lực giúp ngành game Việt Nam cán mốc 1 tỷ USD
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort