Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Ninh Thuận xác định năng lượng sạch là đòn bẩy bứt phá
Linh Đan - 07/12/2021 09:54
 
Ninh Thuận xác định phát triển năng lượng sạch là khâu đột phá, tạo đòn bẩy để “cất cánh”, biến bất lợi thành lợi thế cạnh tranh.
Một Dự án điện gió đang vận hành ở Ninh Thuận. Ảnh: Linh Đan
Một dự án điện gió đang vận hành ở Ninh Thuận. Ảnh: Linh Đan

Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định năng lượng sạch là nhóm ngành kinh tế trọng điểm đầu tiên để tập trung phát triển, trong đó xác định đến năm 2025 là tỉnh phát triển khá của khu vực và cả nước, là một trong những trung tâm năng lượng tái tạo (NLTT), năng lượng sạch.

Với chiến lược phát triển đúng đắn, trong điều kiện khó khăn, Ninh Thuận nổi lên như một điểm sáng với tốc độ tăng trưởng GRDP duy trì ở mức cao so với cả nước.

Là địa phương còn nhiều khó khăn, chủ yếu dựa vào nguồn hỗ trợ từ Trung ương, thời gian qua, tỉnh đã nỗ lực vượt khó để phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bứt phá, hiệu quả trên cơ sở phát triển năng lượng là khâu đột phá, trụ cột trong phát triển kinh tế - xã hội và tạo đòn bẩy để “cất cánh”, phát huy tiềm năng, biến bất lợi thành lợi thế cạnh tranh.

Qua thực tế triển khai, có nhiều mô hình điển hình về sáng tạo kết hợp đa mục tiêu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong phát triển nguồn năng lượng trên địa bàn tỉnh.

Đơn cử như Dự án Tổ hợp NLTT điện gió và điện mặt trời của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam thực hiện tại xã Lợi Hải và xã Bắc Phong (Thuận Bắc). Đây là Tổ hợp NLTT điện gió và điện mặt trời lớn nhất và duy nhất tại Việt Nam và Đông Nam Á đến thời điểm hiện tại với quy mô tổng công suất trên 355 MW (trong đó: điện mặt trời 204 MW; điện gió 151 MW) nhằm khai thác tối đa phần diện tích đất phía dưới các tua-bin trụ gió để phát triển trang trại điện mặt trời; góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất; nhất là khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai hoang hóa, thiếu nước tưới, sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả để sản xuất NLTT, năng lượng sạch.

Bên cạnh đó, mô hình sản xuất muối công nghiệp kết hợp phát triển điện mặt trời, điện gió tại xã Phước Minh (huyện Thuận Nam) của Tập đoàn BIM với quy mô công suất 405 MW điện mặt trời và 88 MW điện gió được triển khai thực hiện trên các diện tích trước đây được sản xuất muối hiện nay không tiếp tục thực hiện do ảnh hưởng nhiễm mặn các khu vực lân cận.

Việc thực hiện mô hình sản xuất dự án điện gió, điện mặt trời kết hợp sản xuất muối của Tập đoàn BIM góp phần khai thác hiệu quả các diện tích đất muối không sản xuất, giảm thiểu tác động nhiễm mặn do sản xuất muối; đóng góp cho điện lưới quốc gia khoảng 1 tỷ kWh/năm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương…

Chủ tịch Khánh Hòa, Ninh Thuận chịu trách nhiệm bàn giao mặt bằng đường dây 500kV Vân Phong - Vĩnh Tân
Phó thủ tướng yêu cầu UBND Khánh Hòa, Ninh Thuận bàn giao xong mặt bằng hành lang tuyến các dự án giải tỏa công suất nhà máy điện BOT Vân Phong 1...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư