
-
Lãi suất ổn định ở mức thấp, ngân hàng nỗ lực kích cầu tín dụng
-
Ông Nguyễn Thanh Nhung được bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc Sacombank
-
Vàng tăng mạnh trở lại khi USD suy yếu
-
Thúc đẩy báo cáo phát triển bền vững ngành ngân hàng nhờ AI
-
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo không phải là "ưu ái" cho ngân hàng -
VietABank nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HOSE
Cần phải nói lại rằng, một trong những thành công lớn nhất của nguyên Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình nhiệm kỳ qua là đã tìm ra giải pháp vô cùng sáng tạo: “nhốt” nợ xấu nằm yên trong kho VAMC. Trong bối cảnh ngân hàng không chi một đồng cho xử lý nợ xấu, giải pháp này đã góp phần giảm nợ xấu từ mức trên 17%, xuống dưới 3%. Nhờ “hòn đá tảng” nợ xấu được nhấc ra, nên “dòng suối tín dụng” mới chảy thông suốt, nền kinh tế nhờ đó khởi sắc trở lại.
Thế nhưng, hầu như ai cũng hiểu rằng, nợ nhốt trong kho VAMC vẫn chưa được xử lý và kho VAMC chỉ giữ nợ trong 5 năm (trừ trường hợp ngân hàng tái cơ cấu). Nếu chưa kịp xử lý trong thời gian đó, thì nợ xấu sẽ lại được trả về cho các ngân hàng thương mại.
![]() |
. |
Nợ xấu trong bảng cân đối tài sản của toàn hệ thống ngân hàng hiện khoảng 120.000 tỷ đồng (dưới 3%), song số nợ nằm trong kho của VAMC lại lên tới hơn 200.000 tỷ đồng. Nguy cơ khối nợ khủng này quay lại ngân hàng là rất lớn, bởi thời hạn 5 năm ngày càng ngắn lại. Chưa kể, trong khi 90% nợ xấu gom lại từ các năm trước đang nằm im, thì nợ xấu mới vẫn đang sinh sôi hàng ngày. Riêng năm 2015, số nợ xấu phát sinh lên tới 45.000 tỷ đồng.
Bên cạnh nguy cơ nợ xấu quay trở lại, việc chậm xử lý nợ xấu cũng khiến 200.000 tỷ đồng nằm chết trong kho, trong khi nền kinh tế lại rất thiếu vốn.
Trên thực tế, xử lý nợ xấu không phải vượt quá tầm tay của VAMC, bởi hơn 70% khoản nợ xấu tại VAMC có tài sản đảm bảo là bất động sản. Trong số này, có nhiều tài sản nếu đem bán, VAMC không những không thu hồi được nợ, mà còn có lãi.
Vấn đề ở đây là phải có quyết tâm chính trị lớn, sự vào cuộc của cả hệ thống, đồng thời sử dụng giải pháp thị trường thì mới xử lý dứt điểm được nợ xấu.
Thực tế cho thấy, để bán một tài sản nợ xấu, cả VAMC và ngân hàng phải mất 4-5 năm. Một khi thủ tục thông thoáng, nợ xấu được mua đứt - bán đoạn như một món hàng, thì “cục máu đông” này sẽ nhanh chóng tan với sự vào cuộc của đông đảo nhà đầu tư tư nhân lẫn các quỹ “cá mập”.
Có lẽ trở ngại lớn nhất hiện nay là ngoài sự vào cuộc chưa quyết liệt thì nhiều người, thậm chí nhiều lãnh đạo bộ, ngành vẫn cho rằng, nợ xấu do ngân hàng làm ra, ngân hàng phải gánh chịu, phải tự xử lý. Cụ thể là suốt ba năm qua, ngành ngân hàng vẫn mong đợi sẽ có một bộ luật, hay ít nhất là một nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu. Nhưng đến nay, vẫn chưa có nghị quyết nào được ban hành.
Việc tân Thống đốc NHNN ban hành quyết định xây dựng và triển khai phương án mua nợ xấu theo giá thị trường của VAMC cho thấy, cơ quan này đang rất quyết tâm và nỗ lực xử lý kho nợ xấu. Thế nhưng, chỉ NHNN quyết tâm là chưa đủ. Một khi các bộ, ngành không khẩn trương vào cuộc, thì không loại trừ khả năng hệ thống ngân hàng lại phải bước vào đợt tái cơ cấu nữa trong tương lai không xa. Khi đó, hệ lụy đối với nền kinh tế sẽ không nhỏ.

-
Thúc đẩy báo cáo phát triển bền vững ngành ngân hàng nhờ AI -
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo không phải là "ưu ái" cho ngân hàng -
VietABank nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HOSE -
Vàng quốc tế đi ngang, giá vàng SJC cao hơn thế giới gần 18 triệu đồng/lượng -
Lấp khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu -
Agribank sát cánh cùng doanh nghiệp tư nhân -
Trình Quốc hội luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước được “quyết” cho vay đặc biệt
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số
-
Agribank mở rộng phạm vi cấp vốn và nâng quy mô triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản