Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Nối dài danh sách ngân hàng “xù” cổ tức
Trần Mạnh - 07/03/2018 08:34
 
Danh sách ngân hàng không trả cổ tức hoặc tiếp tục trả cổ tức bằng tiền mặt trong mùa Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm nay vẫn tiếp tục dài thêm.

Lãi lớn, vẫn “xù” cổ tức

Đến nay, đã có một số ngân hàng thông báo kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ năm 2018. Cụ thể, LienVietPostBank, MB và VIB tổ chức ĐHĐCĐ vào cuối tháng 3; Eximbank, Sacombank tổ chức ĐHĐCĐ vào cuối tháng 4.

Ngoài các vấn đề nóng như: nhân sự, lợi nhuận, tăng vốn, lên sàn…, thì vấn đề cổ tức - như thường lệ - vẫn là mối quan tâm hàng đầu của cổ đông, nhất là trong bối cảnh các ngân hàng dồn dập báo lãi ngàn tỷ vừa qua.

.
.

Một ngân hàng nhiều năm không trả cổ tức cho cổ đông là Maritime Bank. Dù Maritime Bank chưa công bố kế hoạch ĐHĐCĐ năm 2018, nhưng với lợi nhuận chỉ đạt 164 tỷ đồng năm 2017 (gần đạt chỉ tiêu đề ra), khả năng ngân hàng này cũng sẽ tiếp tục không chi trả cổ tức.

Tương tự, tình cảnh không có cổ tức nhiều năm nay của cổ đông Eximbank, NCB, SCB… có lẽ cũng sẽ bị kéo dài khi quá trình tái cơ cấu vẫn còn ngổn ngang.

Bên cạnh việc không nhận được cổ tức, thì cảnh bị “xù” cổ tức tiền mặt, thay vào đó là nhận cổ tức bằng cổ phiếu cũng trở nên quen thuộc. Số ngân hàng chi cổ tức bằng tiền mặt có thể đếm trên đầu ngón tay như: VIB, VPBank, Vietcombank, VietinBank, BIDV…

Lý do là hiện nay, đa phần các ngân hàng trên thị trường đều đứng trước áp lực tăng vốn chủ sở hữu để đáp ứng tiêu chuẩn Basel II và cách dễ nhất là phát hành cổ phiếu thưởng để tăng vốn.

Cổ tức 2018 sẽ làm nức lòng cổ đông?

Việc ngân hàng trả cổ tức bằng cổ phiều nhiều năm nay gây bức xúc cho cổ đông. Dù vậy, năm nay, các cổ đông có lẽ sẽ vui vẻ hơn bởi sự trở lại của cổ phiếu “vua”.  Hơn nữa, mức chi trả cổ tức năm nay cũng lớn hơn các năm trước.

Báo cáo trình ĐHĐCĐ thường niên 2018 của các ngân hàng chưa được tiết lộ, song nhiều ngân hàng dự kiến sẽ chi trả cổ tức cao hơn năm ngoái. Các ngân hàng đứng đầu về mức chi trả cổ tức là VPBank, VIB, HDBank…, với tỷ lệ 25-45%.

Theo Luật sư – TS. Bùi Quang Tín, Giám đốc sáng lập Trường Đào tạo doanh nhân BizLight, năm 2018, lợi nhuận ngân hàng dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh, từ đó mức chi trả cổ tức cho nhà đầu tư, cổ đông cũng sẽ cao hơn. “Năm 2018, lợi nhuận các ngân hàng dự báo tiếp tục tốt nhờ 5 yếu tố: tăng trưởng tín dụng, nợ xấu giảm, nguồn thu từ dịch vụ tăng, tiết giảm chi phí và thoái vốn. Lợi nhuận tăng sẽ kéo theo chi trả cổ tức được cải thiện”, TS. Bùi Quang Tín nói.

Ngoài mức chi trả cổ tức hấp dẫn, thị trường chứng khoán bùng nổ đang tạo thuận lợi cho các ngân hàng thoái vốn và thúc đẩy các ngân hàng chuyển từ sàn OTC sang niêm yết trên sàn chính thức. Những yếu tố này đang hấp dẫn các nhà đầu tư tiếp tục bỏ vốn vào cổ phiếu ngân hàng. Mặc dù vậy, cũng có chuyên gia cho rằng, giá của cổ phiếu ngân hàng đang ở đỉnh và có thể sẽ điều chỉnh trong thời gian tới, những nhà đầu tư mua vào thời điểm này có thể không có lời.

“Cổ phiếu nhóm ngân hàng đang ở mức quá cao so với khả năng năng tăng trưởng và sinh lời. Các chỉ số P/E, P/B đều đã ở ngưỡng đầu tư. Thị trường có thể sẽ tạo sóng tăng một thời gian nữa, nhưng trong giai đoạn này sẽ có nhiều bẫy Bull trap (tăng giá). Sân chơi hiện nay của thị trường dành cho những nhà đầu tư lướt sóng dày dặn kinh nghiệm. Những nhà đầu tư giá trị nên đứng ngoài một thời gian, chờ thị trường điều chỉnh để tham gia trở lại”, TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế nhận định.

Kế hoạch tăng vốn của nhiều ngân hàng khó gặp khó vì... cổ tức
Đến hết tháng 10/2017, ngân sách nhà nước sẽ được bổ sung thêm gần 6.100 tỷ đồng từ cổ tức 2016 của ba ngân hàng mà Nhà nước nắm cổ phần...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư