-
Moody's giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của SeABank ở mức Ba3 và triển vọng ổn định -
Mừng 28 năm thành lập, VIB ưu đãi không giới hạn tri ân khách hàng -
Vietbank củng cố ba nhân tố thúc đẩy hoạt động ngân hàng -
Bảo hiểm PVI ước bồi thường 320 tỷ đồng bảo hiểm tài sản do cơn bão số 3 -
Yêu cầu các ngân hàng đánh giá thiệt hại của khách hàng sau bão Yagi -
Lãi vay mua nhà rục rịch tăng trở lại trong tháng 9/2024
Agribank đã khởi kiện ra tòa 6.800 vụ nhưng mới được giải quyết hơn 5.200 vụ |
Sau hơn 3 năm tái cơ cấu với trọng tâm giải quyết nợ xấu, Agribank đã tích cực, chủ động áp dụng nhiều giải pháp kể cả đề nghị cơ quan pháp luật hỗ trợ trong công tác xử lý nợ. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan khiến thời gian xử lý phải kéo dài.
Khó thu hồi nợ khi phát sinh khởi kiện
Cũng trong thời gian qua, việc xử lý nợ xấu gặp phải nhiều khó khăn trong xử lý các vụ việc có yếu tố hình sự. Khi chuyển điều tra hình sự, khách hàng ngừng trả nợ, tài sản bảo đảm xuống cấp và suy giảm giá trị.
Tuy nhiên, các tài sản liên quan vụ án Agribank không được chủ động xử lý, dẫn đến tỷ lệ thu hồi tài sản thấp, có khoản vay hầu như không thu được nợ.
Ông Trịnh Ngọc Khánh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank chia sẻ: công cuộc xử lý nợ xấu gặp nhiều vướng mắc như: nhiều tài sản thế chấp cần phải bổ sung và hoàn thiện các hồ sơ, nhiều con nợ chây ì, thiếu hợp tác, tìm cách tẩu tán tài sản, các tòa dân sự quá tải, thủ tục phức tạp, kéo dài.
Số lượng các vụ việc do Agribank chủ động khởi kiện ra Tòa án dân sự các cấp lên đến mức hơn 6.800 vụ là một con số quá tải ngay với cả cơ quan tòa án.
Điều này dẫn đến tình trạng việc thụ lý, giải quyết nhiều vụ án kéo dài, khó khăn trong việc thu hồi nợ. Tổng giá trị tranh chấp là 41.763 tỷ đồng, đến nay mới giải quyết được hơn 5.270 tỷ đồng, còn phải giải quyết là 36.489 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, công tác thi hành án nhiều phức tạp, có vụ tới 4- 5 năm vẫn chưa thi hành xong, nhiều trường hợp tài sản bán đấu giá trên 10 lần vẫn không thành. Agribank cho biết đã thường xuyên làm việc với cơ quan thi hành án.
Mặt khác, không thể phủ nhận là hệ thống cơ chế pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng, xử lý tài sản thế chấp, nợ xấu chưa cụ thể rõ ràng, thiếu đồng bộ.
Thực trạng này gây khó khăn ngay cả với việc tiếp tục cho vay đối với khách hàng có nợ đã xử lý rủi ro, nợ đã bán cho VAMC để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng sau khi bán nợ.
Gánh vác sứ mệnh tín dụng nông nghiệp, nông thôn
Không chỉ khó khăn trong thủ tục xử lý, nguồn lực tài chính để tự xử lý nợ xấu cũng là một thách thức vô cùng lớn đối với Agribank, bởi vì, ngân hàng này hiện đang đảm trách đến 8 chương trình tín dụng chính sách theo chỉ đạo của Chính phủ bằng nguồn vốn tự cân đối nhưng trần lãi suất cho vay (tính cả phần cấp bù lãi suất) phải thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.
Tính đến 30/4/2017, tổng dư nợ của Agribank đối với các chương trình tín dụng chính sách theo Quyết định 63, 65, 68 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp; Nghị quyết 30a của Chính phủ về cho vay ưu đãi đối với các huyện nghèo; Nghị đinh 55 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định 67, 89 về chính sách phát triển thủy sản; cho vay gia súc, gia cầm; cho vay xây dựng nông thôn mới… đã lên đến hơn 557.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, hiện Agribank vẫn còn 1.059 tỷ đồng chưa được cấp bù lãi suất.
Quyết liệt triển khai các phương án
Việc giải quyết các khó khăn của Agribank là rất cấp thiết trong giai đoạn hiện nay để ngân hàng có thể duy trì được cả hai vai, đặc biệt là gánh nặng tín dụng chính sách cho nền kinh tế ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Thực tế, khu vực nông nghiệp, nông thôn cũng đang rất cần các chính sách, các khâu đột phá, bao gồm cả chính sách tín dụng để ngành nông nghiệp tái cơ cấu thành công. Agribank cần cơ chế, cần sự chia sẻ của các ngành, các cấp trong vấn đề xử lý nợ xấu để sớm xử lý dứt điểm tồn tại, vững tin một chặng đường mới.
-
Doanh nghiệp ứng biến với biến động tỷ giá -
Mừng 28 năm thành lập, VIB ưu đãi không giới hạn tri ân khách hàng -
Fed giảm lãi suất USD, nhà đầu tư Việt khó hưởng lợi với vàng -
Vietbank củng cố ba nhân tố thúc đẩy hoạt động ngân hàng -
Bảo hiểm PVI ước bồi thường 320 tỷ đồng bảo hiểm tài sản do cơn bão số 3 -
Yêu cầu các ngân hàng đánh giá thiệt hại của khách hàng sau bão Yagi -
Lãi vay mua nhà rục rịch tăng trở lại trong tháng 9/2024
- Gala tiếng Việt thân thương “Lời quê hương - Lời sắt son”
- Hồ sơ, Quy trình đăng ký kinh doanh tại Tư Vấn Quang Minh
- Điều gì giúp Vinasoy trở thành "Nơi làm việc tốt nhất Châu Á" năm 2024?
- Thương hiệu JW Marriott- JW Marriott Hotel & Suites Saigon chính thức ra mắt tại TP.HCM
- Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
- FPT IS và Mastercard bắt tay triển khai số hóa thanh toán trong giao thông công cộng tại Việt Nam