-
Khuyến cáo tiêm vắc-xin để phòng chống dịch bạch hầu -
Tổng giám đốc Vikoda bác bỏ quan điểm chữa ung thư bằng nước kiềm -
Dịch sởi đang tăng, nhiều tỉnh, thành phố chưa đạt yêu cầu về tiêm chủng vắc-xin -
Tin mới y tế ngày 25/11: Bộ Y tế quy định giá giường bệnh dịch vụ -
Tự ý bó lá chữa gãy xương: Bài học từ ca bệnh thuyên tắc phổi nguy hiểm -
Công nghệ 3D giúp loại bỏ biến chứng cho bệnh nhân sau khi thay khớp háng
Còn theo số liệu báo cáo của Bệnh viện Nhi Trung ương Hà Nội, tỷ lệ này lên tới 59% ở trẻ dưới 12 tháng tuổi và 40% ở trẻ từ 1 - 2 tuổi. Trong đó, các chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp nhất là trẻ bị tiêu chảy, táo bón và biếng ăn.
Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng, trong tổng số trẻ tới tư vấn và khám bệnh có trên 47% trẻ biểu hiện rối loạn tiêu hóa. |
Tại Hội thảo khoa học Việt - Ý: Tác dụng hiệp đồng của Noni Tahiti (Pháp) và sữa non Ý trong Colostrononi giúp tiêu hoá tốt, đề kháng khoẻ, PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, rối loạn tiêu hóa là vấn đề hàng đầu mà trẻ gặp phải trong quá trình phát triển.
Về nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa theo chuyên gia có thể là do hệ miễn dịch phát triển chưa hoàn thiện là nguyên nhân cốt lõi khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
Hệ tiêu hóa còn non nớt khiến trẻ thích nghi kém và dễ mắc các chứng của rối loạn tiêu hóa, đặc biệt trong những giai đoạn thay đổi chế độ ăn đột ngột.
Đó có thể là do tình trạng sử dụng kháng sinh bừa bãi không theo sự hướng dẫn của bác sĩ làm rối loạn hệ vi khuẩn trong đường ruột của trẻ, tiêu diệt cả những nhóm vi khuẩn có lợi, thường gây ra tiêu chảy hay táo bón.
Hoặc môi trường sống nhiễm bẩn, chứa nhiều ổ vi khuẩn làm trẻ dễ bị nhiễm khuẩn nhiễm độc hơn. Cộng hưởng với sức đề kháng chưa hoàn thiện càng tạo điều kiện thuận lợi, dễ mắc rối loạn tiêu hóa hơn.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ thường là tiêu chảy sẽ có một số biểu hiện như đau bụng, buồn nôn, hoặc có một số trẻ bị sốt sau đó trẻ bị tiêu chảy.
Do vậy, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo các bậc cha mẹ luôn luôn phải chú ý đến những biểu hiện của trẻ như đau bụng, buồn nôn.
Khi trẻ mắc các rối loạn tiêu hóa, cần cho trẻ ăn từ từ ít một. Cần theo dõi và đưa con tới bệnh viện nếu nôn nhiều kèm theo sốt mệt mỏi; nôn ói kèm theo co giật hoặc ngủ li bì; nôn ói nhiều lần trong 6 giờ.
Nôn trớ cấp tính kèm theo sốt thì cần chú ý tới các bệnh đường tiêu hóa như nhiễm trùng dạ dày, ruột, ngộ độc thức ăn; viêm mũi, tai, viêm màng não.
Trẻ bị tiêu chảy thì cần bổ sung oresol đúng cách. Cần đưa trẻ đi khám bệnh ngay khi bệnh kéo dài dai dẳng. Không tự ý cho trẻ dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Một biện pháp quan trọng theo chuyên gia là các bậc phụ huynh cần phải chú ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Theo chuyên gia, từ hàng nghìn năm trước, sữa non (Colostrum) đã được xem là “giọt vàng dinh dưỡng” quý giá đầu đời, là “liều vắc-xin tự nhiên” đầu tiên.
Sữa non cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng cao, đặc biệt giàu các kháng thể IgG, IgA, IgE… các yếu tố miễn dịch và kích thích tăng trưởng.
Theo nghiên cứu, sữa non của bò được xác định là có cấu trúc gần giống với sữa non của mẹ, nhưng chứa hàm lượng kháng thể rất cao, các yếu tố miễn dịch và tăng trưởng cao hơn gấp 4 lần sữa người, cung cấp đầy đủ dưỡng chất quan trọng, thiết yếu và nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể.
Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, sữa non bò có tác dụng kháng khuẩn trực tiếp, nuôi dưỡng, tái tạo lại hệ vi sinh đường ruột, từ đó giúp khôi phục chức năng hệ tiêu hoá nhanh hơn.
Đến nay có hơn 2.000 bài báo khoa học chứng minh giá trị to lớn của sữa non bò trong việc cung cấp nguồn dưỡng chất dồi dào, tăng cường sức đề kháng và cải thiện hệ tiêu hoá của trẻ.
Đặc biệt trong cách chế biến thức ăn, theo PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng các phụ huynh cần chế biến thức ăn dạng mềm, dễ tiêu hóa. Đảm bảo thực phẩm ăn sạch, vệ sinh an toàn thực phẩm kể cả từ nguồn nguyên liệu thực phẩm lẫn gia vị, công cụ chế biến.
Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để trẻ dễ ăn và dễ hấp thu hơn, tránh trường hợp quá no hay quá đói. Tăng cường cho trẻ ăn các thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa như: sữa chua, rau xanh, hoa quả.
Nếu trẻ bị tiêu chảy kéo dài, cơ thể mất nước và mất cân bằng điện giải thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng dung dịch oresol.
Ngoài chế độ ăn uống phù hợp, cha mẹ cần luyện cho trẻ thói quen nhai kỹ thức ăn. Khi thực phẩm được nhai kỹ, chúng được nghiền nhỏ và hòa trộn tốt hơn với enzyme tiêu hóa.
Khi xuống đến dạ dày và đường ruột, thức ăn sẽ nhanh chóng được tiêu hóa. Vì thế mà trẻ cảm thấy ngon miệng, dễ tiêu hóa, triệu chứng rối loạn cũng được đẩy lùi.
-
Hà Nội: Lập 4 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội -
Tin mới y tế ngày 26/11: Bộ Y tế yêu cầu xử lý triệt để dịch bạch hầu -
Bốn ca tử vong, dịch cúm A nguy hiểm thế nào? -
Dịch sởi đang tăng, nhiều tỉnh, thành phố chưa đạt yêu cầu về tiêm chủng vắc-xin -
Dịch sởi tăng cao, nhiều ca bệnh chưa tiêm vắc-xin -
Những điểm mới nhất về khám chữa bệnh bảo hiểm y tế từ năm 2025 -
Tin mới y tế ngày 25/11: Bộ Y tế quy định giá giường bệnh dịch vụ
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử