Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Nữ tướng Techcombank chia sẻ bí quyết tuyển dụng, giữ chân nhân sự tốt
Bình An - 04/10/2015 09:26
 
Dù ở bất cứ vị trí nào, mọi nhân sự làm việc tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đều được đãi ngộ xứng đáng và có môi trường phát triển nghề nghiệp tuyệt vời. Bà Phạm Vũ Minh Đan (Alexis), Giám đốc Khối Quản trị nguồn nhân lực Techcombank chia sẻ bí quyết tuyển dụng và “giữ chân” nhân sự tốt.

Sau 22 năm thành lập và phát triển (27/9/1993 - 27/9/2015, Techcombank đã vươn lên trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam. Lãnh đạo Techcombank từng khẳng định, nhân sự tốt chính là một trong những yếu tố cốt lõi làm nên thành công bền vững của Ngân hàng. Là Giám đốc Khối Quản trị nguồn nhân lực của Techcombank, bà có thể chia sẻ điều gì về chính sách nhân sự của ngân hàng có hơn 7.000 cán bộ, công nhân viên này?

Ngay từ những ngày đầu thành lập, Techcombank đã xác định chiến lược phát triển bền vững của Ngân hàng là đi trên “hai chân”:  công nghệ hiện đại và nhân lực chất lượng cao. Đặc biệt, trong năm 2015 được Ban lãnh đạo Ngân hàng lựa chọn là “năm phát triển nhân lực”, Techcombank đẩy mạnh toàn diện các hoạt động phát triển nguồn nhân lực, trong đó phải kể đến việc tăng đáng kể quỹ lương và phúc lợi dựa trên những tiêu chí phát triển nhân lực, tiếp tục Dự án JobCat nhằm phân loại và phát triển lộ trình nghề nghiệp cho cán bộ, công nhân viên…

Nói một cách ngắn gọn, chính sách thu hút và phát triển nhân sự của Techcombank là tạo điều kiện để cán bộ, nhân viên của mình thành công, đạt được những điều họ mong muốn cả trong sự nghiệp và cuộc sống, bằng cách đảm bảo chế độ phúc lợi xứng đáng, khuyến khích người lao động cống hiến, sáng tạo, đồng thời tạo điều kiện để họ học hỏi được nhiều hơn và tiến bộ trong sự nghiệp.

.
Bà Phạm Vũ Minh Đan (Alexis), Giám đốc Khối Quản trị nguồn nhân lực Techcombank 

Đối với người lao động, chế độ lương và phúc lợi là điều kiện cơ bản để thu hút và khuyến khích họ làm việc, nhưng đó chắc chắn không phải là tất cả?

Đúng vậy. Không phải ngẫu nhiên mà Techcombank đã lọt vào Top 3 nơi làm việc tốt nhất trong ngành ngân hàng và xếp hạng 24 trong Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2014, theo khảo sát “Sức khỏe thương hiệu nhà tuyển dụng Việt Nam” do Anphabe và Nielsen thực hiện. Techcombank đã đáp ứng xuất sắc bộ tiêu chí bao gồm: lương, thưởng, phúc lợi; cơ hội phát triển; văn hóa và giá trị; đội ngũ lãnh đạo; chất lượng công việc và cuộc sống; danh tiếng công ty.

Trong đó, các chỉ số đánh giá của cán bộ, nhân viên về thương hiệu nhà tuyển dụng Techcombank đều vượt xa mức trung bình của thị trường. Đặc biệt, chỉ số hấp dẫn thương hiệu nhà tuyển dụng với nhân tài bên ngoài của Techcombank là 36, vượt trội so với chỉ số trung bình ngành ngân hàng là 29.

Điều đáng nói là, nếu nhìn lại cả một quá trình, thì thấy kết quả của năm 2013 so với năm 2012 và năm 2011 có sự tiến bộ vượt bậc. Điều này cho thấy môi trường làm việc không ngừng được cải thiện, dù chưa phải đã hoàn hảo.

Bà nhắc tới Dự án JobCat như một hoạt động điển hình tạo điều kiện để cán bộ, nhân viên Techcombank phát triển và thành công trong nghề nghiệp. Bà có thể cho biết những nét chính của dự án này?

JobCat là viết tắt của Job Categorization - dự án phân nhóm công việc và phát triển năng lực cho cán bộ, nhân viên, được bắt đầu triển khai từ cuối năm 2014. Đây thực sự là một dự án rất lớn và đầy tham vọng. Sau khi đánh giá lại hơn 7.000 vị trí công việc trong toàn bộ Ngân hàng thông qua việc tổ chức kiểm tra năng lực nhân viên từng vị trí, chúng tôi sẽ lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng riêng biệt cho từng vị trí công việc, với những tiêu chí và những nhóm kỹ năng riêng, từng thời hạn cụ thể gồm: 3 tháng, 6 tháng, hay một năm...

Năm nay, chúng tôi tập trung triển khai Dự án JobCat trước với đội ngũ bán hàng trực tiếp. Đã có hơn 3.000 nhân viên được kiểm tra năng lực và đồng loạt hàng ngàn lượt nhân viên tham gia các lớp đào tạo mỗi tháng.

Bà có thể cho biết lộ trình kiện toàn, nâng cấp đội ngũ nhân sự cho Techcombank trong những năm tới?

Tôi vừa đề cập kế hoạch năm 2015. Dự kiến đến năm 2016 và 2017, dựa trên nền tảng đã thực hiện được, đối với đội ngũ bán hàng trực tiếp đã tham gia đào tạo, chúng tôi có kế hoạch mời nhà tư vấn nước ngoài đánh giá toàn bộ chương trình đào tạo đã thực hiện, để bổ sung và tiếp tục đào tạo nhân lực theo chuẩn khu vực, hệ thống hóa, xây dựng lộ trình nghề nghiệp, đồng thời tiếp tục triển khai Dự án JobCat với hơn 3.000 vị trí công việc ở các khối hỗ trợ còn lại.

Lãnh đạo Techcombank xác định, đầu tư cho con người là khoản đầu tư chiến lược và luôn dành ưu tiên cao nhất cho mục tiêu này. Có thể nói, khi vào làm việc tại Techcombank, ở bất cứ vị trí nào, bạn cũng đều có cơ hội phát triển năng lực bản thân và được trọng dụng tương xứng với nhiều chính sách thu hút nhân tài của Ngân hàng. Phải thừa nhận rằng, đó là một thuận lợi rất lớn đối với người làm công tác quản trị nguồn nhân lực như tôi.

Một người lao động bình thường ở Techcombank có thể nhìn thấy gì từ lộ trình nghề nghiệp mà bà nói ở trên?

Tất cả những gì người lao động muốn biết về sự nghiệp của mình là họ đang đứng ở đâu; đã đáp ứng được những tiêu chuẩn của vị trí đó chưa; trong 5 năm hay 10 năm nữa, nếu vẫn gắn bó với ngân hàng, họ sẽ đi xa được đến đâu trong hệ thống. Bên cạnh đó là các yêu cầu công việc được gắn chặt chẽ với chế độ phúc lợi. Tất nhiên, việc đi nhanh hay đi chậm còn phụ thuộc vào năng lực và nỗ lực của mỗi cá nhân. Rất minh bạch và công bằng cho tất cả mọi người.

Điểm cần nhấn mạnh nữa là thông qua lộ trình này, người lao động sẽ thấy rõ hơn bao giờ hết cơ hội và mục tiêu phấn đấu, để họ vươn lên, trưởng thành, không ngừng vượt qua chính mình để đạt được những đỉnh cao mới trong nghề nghiệp.

Loay hoay nâng cấp chất lượng nhân sự
Cắt giảm quá nhiều nhân sự cùng lúc sẽ gây ra sự hỗn loạn hoặc xáo trộn trong tâm lý người lao động, nhưng nếu không thay, thì công ty sẽ không...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư