-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Ngày 31/7, tại Hội trường Bộ Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thay mặt Thường vụ Quân ủy Trung ương, trao quyết định giao nhiệm vụ cho Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội giữ chức vụ phụ trách Chủ tịch, Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel), thay Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Uỷ viên Quân uỷ Trung ương, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội nhận nhiệm vụ trên cương vị mới là Bí thư Ban cán sự đảng, quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, kiêm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Đại tướng Ngô Xuân Lịch trao quyết định giao nhiệm vụ cho Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội giữ chức vụ phụ trách Chủ tịch, Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel). |
Thiếu tướng Lê Đăng Dũng có mặt ở Viettel từ năm 1996 và giữ vị trí Phó Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc của Viettel được 16 năm, dài nhất trong lịch sử Tập đoàn. Ông Dũng cũng đã có 5 năm là Bí thư Đảng ủy Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội. và giữ vị trí Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global) từ năm 2016.
Trong thời gian dẫn dắt Đảng bộ Tập đoàn, Thiếu tướng Lê Đăng Dũng đã có chủ trương tập trung nguồn lực thực hiện 3 chiến lược cốt lõi của Viettel là viễn thông trong nước, viễn thông nước ngoài và nghiên cứu sản xuất thiết bị; xây dựng mô hình bộ máy “phẳng hoá” về tổ chức, loại bỏ bớt lớp trung gian để giúp Viettel linh hoạt, sáng tạo; mạnh dạn giao quyền, ủy quyền cho các cấp; chuyển dịch từ đánh giá kết quả sang đánh giá toàn diện về năng suất, chất lượng và hiệu quả; thực hiện xuyên suốt quan điểm đặt mục tiêu, chỉ tiêu cao để tìm cách làm mới, cách làm đột phá; giao việc mới, việc khó để đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và tạo ra sự bứt phá của Tập đoàn.
Dưới sự điều hành trực tiếp của đồng chí Thiếu tướng Lê Đăng Dũng tại Viettel Global, năm 2017, lĩnh vực đầu tư quốc tế của Viettel đã ghi nhận nhiều kỷ lục. Với doanh thu đạt 1,25 tỷ USD, Viettel tiếp tục là công ty duy nhất tại Việt Nam có doanh thu từ đầu tư nước ngoài vượt ngưỡng doanh thu tỷ đô. Dòng tiền về nước năm 2017 cao nhất trong lịch sử, tăng 31% so với 2016, đạt 233 triệu USD, tức là khoảng 5.300 tỷ đồng. Dù năm 2017, Viettel không kinh doanh thêm thị trường mới nhưng tốc độ tăng trưởng đầu tư quốc tế vẫn đạt 24,4%, cao nhất từ trước đến nay và cao gấp 6 lần tốc độ tăng trưởng trung bình của thế giới.
Viettel là công ty Việt Nam đầu tư ra nước ngoài lớn nhất, đang kinh doanh ở 10 thị trường quốc tế với 5 quốc gia đứng số 1 về thị phần, 8 thị trường đã có lãi, 3 thị trường đã thu hồi về nước gấp 4-5 lần số vốn đã đầu tư. Hiện Viettel nằm trong Top 15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về số thuê bao và Top 40 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về doanh thu.
30 năm, 3 chặng đường, Viettel đã phát triển từ Viettel 1.0 là một Công ty xây lắp thành Viettel 2.0 là Công ty viễn thông, rồi từ một Công ty viễn thông thành Viettel 3.0 là Công ty công nghệ. Từ tên gọi ban đầu là Tổng Công ty điện tử thiết bị thông tin thành tên gọi Tập đoàn Viễn thông Quân đội, rồi thành Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.
Dự kiến, trong tháng 08/2018, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội sẽ tổ chức Lễ bàn giao chiến lược giữa hai vị lãnh đạo, đánh dấu việc chính thức chuyển giao từ giai đoạn Viettel 3.0 sang giai đoạn 4.0 và toàn cầu.
Từ năm 1977 đến năm 1983: Trường Đại học kỹ thuật điện Leningrad (Liên Xô), Tự động điều khiển.
Từ năm 1988 đến năm 1990: Trường Đại học kỹ thuật điện Leningrad.
Từ năm 1993 đến năm 1996: Trường Đại học Nam Úc (Australia), Điện - Điện tử - Tin học
Từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2010: Học viện Chính trị Quân sự, Lớp A (Bồi dưỡng lý luận chính trị cao cấp).
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025