-
Tập đoàn Sun Group muốn đầu tư tuyến đường ven sông Sài Gòn dài 78,2 km -
Cần Thơ quyết tâm thu ngân sách đạt chỉ tiêu được giao -
Đồng Nai và Bình Dương tăng đầu tư cho logistics -
Nguyên nhân cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng đoạn qua Cần Thơ chậm tiến độ -
TP.HCM kêu gọi đầu tư: Doanh nghiệp muốn xem ngay mặt bằng và hồ sơ dự án -
Quảng Nam gỡ vướng cho dự án nghìn tỷ
Máy móc, thiết bị chờ mặt bằng tại Gói thầu EC01 cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh. |
Sự trầm lắng là điều dễ dàng có thể nhận thấy trên phần công địa tại địa phận do nhà thầu Trung Thành đảm nhận tại Gói thầu EC01 thuộc Dự án PPP đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng) vào ngày 21/9.
Trên phần công địa của nhà thầu Trung Thành dài tới 11,5 km (Km27+500 - Km38+000) thuộc địa phận huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn hiện chỉ có khoảng chục thiết bị được huy động đến công trường nhưng phần lớn phải tắt máy dù thời tiết khu vực này đã tạnh ráo vài ngày nay.
Chưa tới 10h sáng nhưng nhiều nhóm công nhân của nhà thầu Trung Thành đã về lán trại, nổi lửa thổi cơm trưa vì không có mặt bằng để triển khai thi công. Cảnh tượng đủng đỉnh bất đắc dĩ này đã diễn ta trong một thời gian dài trong sự lo lắng của lãnh đạo nhà thầu Trung Thành và Công ty cổ phần Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh (doanh nghiệp dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh).
"Theo kế hoạch trong tháng 8/2024, địa phương sẽ bàn giao khoảng 70% diện tích mặt bằng nhưng hiện chúng tôi mới nhận được khoảng 1,2 km. Phần diện tích mặt bằng được bàn giao cũng chỉ có khoảng 600 m có thể thi công liên tục, phần còn lại mặt bằng “xôi đỗ” hoặc vướng các công trình hạ tầng kỹ thuật”, ông Phạm Thế Hưng, đại diện nhà thầu Trung Thành cho biết.
Diện tích mặt bằng sạch được bàn giao “nhỏ giọt ”như trên đã khiến nhà thầu Trung Thành thường xuyên rơi vào cảnh “ngồi chơi, xơi nước” dù mới chỉ huy động khoảng 1/6 số lượng thiết bị, nhân lực so với yêu cầu của doanh nghiệp dự án.
“Mỗi ngày công nhân chỉ làm 3-4 tiếng nhưng vẫn phải trả đủ công cả ngày. Có ngày cả máy và người đều chơi không. Sản lượng sau gần 6 tháng thi công chắc không quá chục tỷ đồng. Lãng phí rất lớn”, ông Hưng lo lắng.
Cần phải nói thêm rằng, mặt bằng tại Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh đang là bức tranh tương phản giữa 2 tỉnh: Cao Bằng và Lạng Sơn.
Trong báo cáo gửi Ban chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh cho biết, tính đến ngày 7/9, UBND 2 tỉnh: Cao Bằng và Lạng Sơn mới bàn giao được 56,07 km/93,35 km đạt 60,06% chiều dài tuyến, tương ứng với 294,79 ha/572,77 ha đạt 51,47% tổng diện tích.
Điều đáng nói là phần mặt bằng sạch đang lệch hoàn toàn về phía địa phận tỉnh Cao Bằng, trong đó địa phận tỉnh Cao Bằng bàn giao được 41,26 km/41,35km đạt 99,78% chiều dài tuyến, tương ứng với diện tích khoảng 221,87 ha/260,76 ha, đạt 85%; địa phận tỉnh Lạng Sơn mới bàn giao được 14,81 km/52 km đạt 19,81% chiều dài tuyến, tương ứng với diện tích khoảng 72,92 ha/312,01 ha đạt 23,37%).
Liên quan đến công tác di dời hạ tầng kỹ thuật (đường điện), tính đến ngày 7/9, trên địa phận tỉnh Cao Bằng, hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng đã hoàn thành. Địa phương này cũng đã thực hiện xong thỏa thuận kỹ thuật chi tiết với Tổng công ty Điện lực Miền Bắc.
Đại diện cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đang trình Sở Công thương Cao Bằng thẩm định Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán theo quy định.
Trong khi đó, trên địa phận tỉnh Lạng Sơn, Trung tâm phát triển quỹ đất các huyện Văn Lãng, Tràng Định vẫn đang phối hợp với các đơn vị quản lý vận hành đường điện, viễn thông... tiến hành rà soát, kiểm kê tài sản nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng Dự án.
“Nếu không kịp bàn giao toàn bộ mặt bằng sạch trong quý IV/2024 sẽ rất khó để Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh hoàn thành vào cuối năm 2025 như yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính”, đại diện Doanh nghiệp dự án lo lắng.
Không chỉ Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh mà các nhà đầu tư Dự án PPP cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng cũng đang phấp phỏng với tiến độ bàn giao mặt bằng của các địa phương tỉnh Lạng Sơn.
Tính đến giữa tháng 9/2024, các địa phương tỉnh Lạng Sơn mới bàn giao được theo chiều dài 12,68 km/59,87 km, tuy nhiên mặt bằng còn tình trạng "xôi đỗ", xen kẹp với mặt bằng đã chi trả từ năm 2018; diện tích bàn giao được 81,94 ha/557,82 ha (tương đương 19,33%).
Đại diện doanh nghiệp dự án cho biết, mặt bằng thực tế có thể tiếp cận thi công được trong phạm vi bàn giao 70,03 ha/557,82 ha. Đây là diện tích rất không tương xứng với năng lực của các nhà thầu thi công dù Dự án BOT cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng đã được khởi công được gần 5 tháng.
Khối lượng thi công từ ngày khởi công đến nay theo báo cáo của doanh nghiệp dự án khoảng 6,32 tỷ đồng. Giá trị sản lượng khảo sát thiết kế kỹ thuật đạt 54,7 tỷ đồng.
"Theo kế hoạch, cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng phải hoàn thành tuyến chính vào cuối năm 2025 và hoàn thành toàn dự án trong năm 2026 nhưng nếu không có sự cải thiện mạnh mẽ về công tác giải phóng mặt bằng khả năng hoàn thành dự án với các mốc tiến độ đề ra là rất thấp", đại diện doanh nghiệp dự án chia sẻ.
Theo UBND tỉnh Lạng Sơn, do trong thời gian qua, chỉ tiêu đất giao thông được Chính phủ phân bổ không đủ (tại Dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng còn thiếu 67,52 ha; Dự án cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng) còn thiếu 160,5 ha) nên đã ảnh hưởng tới việc lập hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án; lập hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất (đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng).
Bên cạnh đó, ngày 18/7/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/2024/NĐ-CP để tháo gỡ vướng mắc, hướng dẫn xác định thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác quy định tại Điều 248 Luật Đất đai trong khi Điều 248 Luật đất đai có hiệu lực từ ngày 1/4/20243 ; đồng thời Luật Đất đai có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024, do đó đã thay đổi thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích khác nên cần có thời gian để thực hiện các thủ tục liên quan.
“Hiện nay UBND các huyện, thành phố đang tập trung thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nhận tạm ứng và bàn giao trước mặt bằng để triển khai dự án; đồng thời hoàn thiện các thủ tục để trình HĐND tỉnh Lạng Sơn quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất trồng lúa sang mục đích khác trong tháng 9/2024”, lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn thông tin trong báo cáo gửi Bộ GTVT vào ngày 7/9/2024.
-
Nguyên nhân cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng đoạn qua Cần Thơ chậm tiến độ -
TP.HCM kêu gọi đầu tư: Doanh nghiệp muốn xem ngay mặt bằng và hồ sơ dự án -
Quảng Nam gỡ vướng cho dự án nghìn tỷ -
Chủ tịch UBND TP.HCM trăn trở khi Thành phố chưa thể đăng cai các sự kiện tầm cỡ -
Mục tiêu tăng trưởng 7% năm 2024 là khả thi -
Cà Mau tận dụng lợi thế, phát huy hiệu quả các nguồn lực -
Đảm bảo chất lượng, tiến độ thẩm định Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 15/10 -
2 “Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 1: Phi vụ thâu tóm 1.800 ha đất và “ẵm” 15.000 tỷ đồng trái phiếu -
3 Dân than khổ vì doanh nghiệp siết chặt mua bán vàng -
4 Bình Dương giao đất không qua đấu giá, nguy cơ thất thoát hơn 220 tỷ đồng -
5 EVN lỗ nặng vì mua cao, bán thấp
- SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
- 100 doanh nghiệp tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội
- Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm