-
Nhiều trường hợp người trẻ bị tổn thương não nghiêm trọng vì thuốc lá điện tử -
Hà Nội: Xử phạt các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm hơn 14,1 tỷ đồng -
Tử vong vì bệnh dại do gia đình chủ quan không tiêm vắc-xin -
Trẻ mắc cúm dễ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm -
Dược phẩm Thái Minh vươn tầm quốc tế với bộ nhận diện thương hiệu mới -
Chương trình "Hạt mầm khát vọng" đồng hành cùng quân nhân hiếm muộn
Nhiều vi phạm nghiêm trọng được phát hiện
Các hành vi vi phạm chủ yếu là sản xuất sản phẩm giả mạo, bao gồm giả về chất lượng, thương hiệu và nguồn gốc xuất xứ. Thực trạng này đang đặt ra nhiều thách thức cho công tác quản lý và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Trong quá trình thanh tra và kiểm tra các thực phẩm chức năng trên thị trường, cơ quan chức năng đã phát hiện hàng loạt vi phạm nghiêm trọng. |
Theo thống kê từ Bộ Y tế, từ năm 2022 đến nay, đã có 24.643 thực phẩm bảo vệ sức khỏe được cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố, trong đó 84,7% là sản phẩm sản xuất trong nước.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đã cấp 201 Giấy chứng nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn Thực hành sản xuất tốt (GMP) - đây là quy chuẩn đầu tiên được Việt Nam áp dụng trong khu vực ASEAN đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã cấp 6.653 Giấy xác nhận nội dung quảng cáo, đồng thời chuyển thông tin về 95 sản phẩm vi phạm đến Bộ Thông tin và Truyền thông, và 92 sản phẩm vi phạm đến Bộ Công Thương để xử lý theo thẩm quyền.
Bộ cũng đã chỉ đạo các địa phương thực hiện thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng.
Trong quá trình thanh tra, đã phát hiện 126 hành vi vi phạm với tổng số tiền phạt lên tới 16,858 tỷ đồng. Tại các địa phương, cơ quan chức năng đã kiểm tra 941.836 cơ sở, trong đó có 85.551 cơ sở vi phạm, xử phạt hành chính 20.881 cơ sở với tổng tiền phạt là 123,841 tỷ đồng.
Những vi phạm chủ yếu liên quan đến việc sản xuất thực phẩm chức năng giả về chất lượng, thương hiệu, và nguồn gốc xuất xứ.
Trước tình trạng này, Bộ Y tế đã gửi văn bản đến UBND các tỉnh, thành phố, đề nghị tăng cường công tác quản lý quảng cáo thực phẩm chức năng và giám sát chặt chẽ các hoạt động hội thảo giới thiệu sản phẩm.
Bộ Y tế yêu cầu UBND các tỉnh/thành phố chỉ đạo các cơ quan liên quan giám sát nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng, xử lý nghiêm các trường hợp quảng cáo sai sự thật, không đúng nội dung đã được thẩm định.
Bộ này cũng kêu gọi người dân chỉ mua các sản phẩm thực phẩm chức năng khi thực sự có nhu cầu, sử dụng theo đúng hướng dẫn và không tin vào các thông tin truyền miệng thiếu căn cứ.
Ngoài ra, Bộ Y tế đã yêu cầu công khai thông tin về các cơ sở vi phạm, sản phẩm vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật, nhằm tăng cường minh bạch và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Đề xuất giải pháp nghiêm khắc
Trong phiên chất vấn tại kỳ họp Quốc hội vừa diễn ra, nhiều đại biểu đã bày tỏ lo ngại về thực trạng sản phẩm giả mạo vẫn tồn tại tràn lan trên thị trường.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nhấn mạnh rằng hệ thống pháp luật hiện tại đã cơ bản đáp ứng nhu cầu quản lý, bao gồm Luật An toàn thực phẩm, Luật Thanh tra, Bộ luật Hình sự, và các quy định về xử phạt vi phạm hành chính.
Bộ Y tế cũng đã hợp tác với Bộ Công thương, Ban Chỉ đạo 389, Bộ Thông tin và Truyền thông để quản lý các website bán hàng và chấn chỉnh quảng cáo vi phạm.
Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết, nếu sản xuất thực phẩm chức năng đạt chuẩn, đây sẽ là lợi thế cho xuất khẩu, khi hiện nay Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm này đến hơn 30 quốc gia, trong đó có các loại vitamin.
Mặc dù đã có nhiều biện pháp chấn chỉnh, nhưng vấn đề vi phạm liên quan đến quảng cáo trên mạng xã hội vẫn là một thách thức lớn. Các trang mạng này thường đặt máy chủ ở nước ngoài, gây khó khăn cho cơ quan quản lý trong việc kiểm soát và xử lý.
Bộ trưởng Đào Hồng Lan đề xuất các biện pháp nghiêm khắc hơn, bao gồm cả việc cấm xuất nhập cảnh đối với các doanh nghiệp vi phạm.
Bộ Y tế cũng đã xây dựng trang website của Cục An toàn thực phẩm để cung cấp thông tin minh bạch, giúp người tiêu dùng dễ dàng tra cứu các sản phẩm đạt chuẩn.
Việc tăng cường thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đang cho thấy nỗ lực quyết liệt của Bộ Y tế trong công tác quản lý thực phẩm chức năng.
Tuy nhiên, để giải quyết triệt để tình trạng này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và sự nâng cao ý thức của người tiêu dùng.
-
Hà Nội xử phạt 7 cơ sở vi phạm quy định an toàn thực phẩm -
Men gan cao gấp 100 lần sau khi uống nước của “thần y” -
Mối lo ma túy trộn trong thuốc lá điện tử -
Tin mới y tế ngày 9/12: Hàng nghìn người Hà Nội được tầm soát ung thư miễn phí -
Bệnh hô hấp tăng cao khi thời tiết chuyển lạnh -
Trẻ mắc cúm dễ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm -
Dược phẩm Thái Minh vươn tầm quốc tế với bộ nhận diện thương hiệu mới
- Việt Nam tham gia hợp tác nhân giống cà phê robusta toàn cầu
- FPT và RWE hợp tác thúc đẩy tầm nhìn chung về chuyển đổi năng lượng xanh
- Ghi âm trong quá trình tư vấn bảo hiểm tại MAP Life: Minh bạch để bảo vệ quyền lợi khách hàng
- Quỹ đầu tư Princeton đến Tập đoàn Ngân Tín tìm kiếm cơ hội hợp tác
- Bloom Beauty đưa dược mỹ phẩm hàng đầu Hoa Kỳ về Việt Nam
- Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (Mã chứng khoán: NKG) thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng