Thứ Bảy, Ngày 26 tháng 04 năm 2025,
Phát triển khu công nghiệp thông minh với công nghệ từ Schneider Electric
Như Loan - 26/04/2025 14:52
 
Tại Việt Nam, mục tiêu phát triển công nghiệp quốc gia là phát triển các ngành công nghiệp gắn với mô hình kinh tế tuần hoàn, sản xuất sạch hơn, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, năng lượng.

Phát triển hạ tầng thông minh và bền vững

Đồng thời tại COP26, Việt Nam đã cam kết sẽ tiến đến đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050 và hiện đang triển khai nhiều giải pháp, đặc biệt tập trung vào lĩnh vực sản xuất, chế biến, chế tạo - vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tiêu thụ năng lượng và phát thải CO2.

Mặt khác, việc phát triển hạ tầng thông minh và bền vững được coi là yếu tố quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư. Việc chuyển đổi các khu công nghiệp theo hướng xanh, ứng dụng công nghệ cao và thân thiện với môi trường đang được đẩy mạnh.

Điều này đòi hỏi định hướng chiến lược và có tầm nhìn về khu công nghiệp thông minh bền vững, cũng như thiết kế tổng thể đảm bảo vừa đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia về xây dựng, vừa tích hợp được các giải pháp công nghệ đi kèm hạ tầng.

Thực tế hiện nay, các nhà đầu tư FDI phần lớn đều có kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn "xanh", thông minh đòi hỏi các yếu tố: chuyển đổi năng lượng tái tạo, quản lý phát thải, vận hành thông minh, quản trị bền vững…

Theo Schneider Electric, để xây dựng khu công nghiệp thông minh thì không chỉ tập trung vào doanh nghiệp/ nhà máy đơn lẻ, mà cần tổng thể quy hoạch - thiết kế - vận hành cả khu công nghiệp như một hệ sinh thái hoàn chỉnh.

Tổ hợp Khu công nghiệp DEEP C - đơn vị tiên phong với định hướng phát triển khu công nghiệp thông minh cũng nhấn mạnh việc ngay từ khi đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, câu chuyện không chỉ là đường xá, cảng biển, mà còn là các cơ sở hạ tầng thông minh tích hợp Trí thông minh nhân tạo (AI), các giải pháp quản lý năng lượng điện, nước, giảm phát thải…

Ông Koen Soenens – Giám đốc Kinh doanh và Marketing tổ hợp khu công nghiệp DEEP C chia sẻ tại sự kiện Innovation Day 2025 - Hải Phòng

Xét về các giải pháp công nghệ, DEEP C cho rằng, Schneider Electric là đối tác toàn diện có thể cung cấp các giải pháp phần mềm từ quản lý vận hành tới quản lý năng lượng, phát thải và các công nghệ tự động hóa cho khu công nghiệp thông minh. 

Nhiều giải pháp công nghệ

Theo đó, tại sự kiện Innovation Day 2025 - Hải Phòng, Schneider Electric đã giới thiệu những giải pháp công nghệ thúc đẩy phát triển khu công nghiệp thông minh.

Giải pháp công nghệ thúc đẩy xây dựng khu công nghiệp thông minh tại Innovation Day 2025 - Hải Phòng thu hút đông đảo chuyên gia khám phá trải nghiệm

Trong đó, giải pháp nổi bật là nền tảng CONNECT giúp tập trung và trực quan hoá dữ liệu, khai thác tối đa lợi ích của dữ liệu vận hành bằng cách sử dụng trí thông minh nhân tạo (AI) để đưa ra các phán đoán và đề xuất thông minh trong thời gian thực.

CONNECT có khả năng kết nối toàn bộ các phần mềm khác nhau như AVEVA, ETAP,... và các phần mềm của bên thứ ba, bao trùm toàn bộ vòng đời tài sản từ thiết kế – xây dựng – vận hành – bảo trì, hợp nhất thông tin và các hiểu biết trong một bản sao kỹ thuật số sống động, tích hợp thiết kế, hiệu suất vận hành, quản lý năng lượng và hiệu quả carbon.

CONNECT tạo nên một cơ sở hạ tầng dữ liệu gắn kết, cho phép truy cập đầy đủ theo thời gian thực dù người tiếp cận là kỹ sư bảo trì hay lãnh đạo doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Trung tâm vận hành hợp nhất AVEVA Unified Operations Center - nền tảng quản lý hiệu suất hoạt động theo thời gian thực, cung cấp tổng quan về các hoạt động của quy trình và cơ sở hạ tầng, bao gồm hạ tầng năng lượng, điện, nước, toà nhà, giao thông, hệ thống môi trường - toàn bộ các yếu tố nền tảng của một khu công nghiệp.

Nền tảng này giúp người điều khiển vượt qua các thách thức của nhiều tầng lớp thông tin, “nhìn thấu” các yếu tố vận hành quy trình, từ đó có sự điều chỉnh hợp lý, nâng cao hiệu quả vận hành, giảm thiểu lãng phí, tiêu hao năng lượng. Hiện nay, AVEVA đã được tích hợp trong CONNECT - trở thành hệ sinh thái công nghiệp trong một nền tảng bảo mật duy nhất.

Ông Đỗ Nguyên Hưng - Phó tổng giám đốc Khối Dự án, Schneider Electric Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng áp dụng công nghệ số hóa và IoT trong quản lý năng lượng và vận hành nhà máy

Đồng thời, Schneider Electric cũng giới thiệu ETAP - phần mềm thiết kế và mô phỏng hệ thống điện, phân tích tải điện hữu hiệu, nhằm cung cấp nền tảng cho việc kiểm tra và quản lý các hệ thống điện phức tạp hiệu quả tại khu công nghiệp thông minh.

ETAP giúp kỹ sư điện xác định được cấu trúc, biểu đồ mạch, điểm sụt áp của hệ thống và đánh giá hiệu suất trước khi triển khai thực tế, tăng tính hiệu quả, độ tin cậy và an toàn của hệ thống.

Dựa trên nền tảng IoT, Schneider Electric cũng phát triển kiến trúc EcoStruxure cho nhà máy thông minh một cách toàn diện. Về mặt tổng thể, EcoStruxure giúp doanh nghiệp: Tối ưu vận hành đưa ra phân tích dự đoán nhằm cắt giảm thời gian gián đoạn và hoạt động hiệu quả; Quản trị linh hoạt thông qua việc đưa ra các quyết định nhanh chóng, chính xác; Duy trì nguồn năng lượng xuyên suốt và thân thiện bằng cách giảm thiểu điện năng, đồng thời gia tăng khả năng kiểm soát và duy trì năng lượng liền mạch theo thời gian thực.

Trong vận hành sản xuất, với mỗi 1 kg SF6 thải ra môi trường tương đương 23,5 tấn khí thải cacbon. Để giảm thiểu tác động này, Schneider Electric đã cải tiến các dòng sản phẩm tủ trung thế sử dụng không khí sạch thay vì khí SF6 và vận hành bằng công nghệ kỹ thuật số, ứng dụng linh hoạt trong nhiều lĩnh vực như tòa nhà thương mại, công nghiệp (SM AirSet), công ty điện lực (RM AirSet), và quản lý năng lượng, công nghiệp (GM AirSet).

Với vai trò tiên phong trong lĩnh vực năng lượng và tự động hóa, Schneider Electric cam kết đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt từ tư vấn chiến lược đổi mới sáng tạo đến cung cấp những giải pháp công nghệ tiên tiến nhằm thúc đẩy doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu suất hoạt động, giảm thiểu tiêu thụ năng lượng, và xây dựng môi trường sản xuất thông minh, an toàn và bền vững.

Schneider Electric thúc đẩy đầu tư vào giáo dục và đào tạo tại Việt Nam, hướng tới xây dựng nguồn nhân lực bền vững
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, vấn đề nguồn nhân lực được xem là khâu đột phá. Do đó, việc đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư