-
Hà Nội: Hơn 2.000 người dân được khám bệnh miễn phí -
Thái Bình tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành y tế -
Tin mới y tế ngày 16/11: Số ca chết não hiến mô, tạng đạt mức kỷ lục -
Bệnh hô hấp gia tăng khi thời tiết chuyển mùa -
Đề nghị áp thuế 40% với nước giải khát có đường
Giá khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại một số bệnh viện lớn như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hữu nghị, Viện Huyết học và Truyên máu Trung ương, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp và Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương... đã được công bố.
Theo đó, giá khám bệnh bảo hiểm y tế tại các bệnh viện hạng đặc biệt sẽ tăng từ 42.100 đồng lên 50.600 đồng mỗi lượt. Cụ thể, mức giá khám bệnh tăng từ 42.100 đồng lên 50.600 đồng mỗi lượt.
Chi phí giường bệnh hồi sức cấp cứu tại bệnh viện hạng đặc biệt cũng tăng từ 509.400 đồng lên 599.400 đồng mỗi ngày; giường loại 1 từ 273.100 đồng lên 327.100 đồng mỗi ngày.
Đặc biệt, giá giường điều trị hồi sức tích cực (ICU), ghép tạng, ghép tủy hoặc ghép tế bào gốc tại các bệnh viện hạng đặc biệt tăng từ 867.500 đồng lên 1.017.300 đồng mỗi ngày.
Ảnh minh họa |
Việc điều chỉnh giá này áp dụng cho các bệnh viện hạng đặc biệt và hạng I, đồng thời các địa phương cũng đang khẩn trương triển khai theo quy định.
Theo Bộ Y tế, việc điều chỉnh giá khám chữa bệnh dựa trên Nghị định 96/2023/NĐ-CP, cho phép các đơn vị tiếp tục áp dụng mức giá hiện hành cho đến khi có quy định mới, nhưng không muộn hơn ngày 31/12/2024.
Điều này có nghĩa là các cơ sở khám chữa bệnh phải hoàn tất phê duyệt giá dịch vụ theo đúng thẩm quyền quy định của Luật Khám bệnh, Chữa bệnh trước thời hạn trên.
Vừa qua, Bộ Y tế đã xây dựng phương pháp định giá dịch vụ khám chữa bệnh theo Thông tư 21/2024/TT-BYT, áp dụng hai phương pháp chính: phương pháp so sánh và phương pháp chi phí.
Các cơ sở y tế có thể lựa chọn áp dụng một trong hai phương pháp để xác định giá dịch vụ, ưu tiên phương pháp so sánh nhằm đảm bảo tính chính xác và phù hợp với thực tế.
Thông tư này cũng quy định hồ sơ, thủ tục phê duyệt giá dịch vụ rõ ràng, giúp các cơ sở y tế dễ dàng lập phương án giá, đồng thời tuân thủ tỷ lệ giường bệnh không vượt quá 20% tổng số giường bình quân năm trước.
Bộ Y tế cho rằng, việc điều chỉnh giá khám chữa bệnh sẽ có tác động nhất định đến quỹ bảo hiểm y tế cũng như người dân. Tuy nhiên, phần chi trả từ quỹ bảo hiểm y tế sẽ không bị ảnh hưởng đáng kể do số thu của quỹ đã tăng nhanh hơn mức chi.
Đối với những người tham gia bảo hiểm y tế thuộc diện chính sách xã hội, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, sẽ được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh từ quỹ bảo hiểm y tế nên không bị ảnh hưởng bởi việc điều chỉnh giá.
Đối với những người có thẻ bảo hiểm y tế phải đồng chi trả ở mức 20% hoặc 5%, chi phí sẽ tăng nhẹ, nhưng được cho là vẫn có khả năng chi trả nhờ mức thu nhập đã được điều chỉnh theo lương cơ sở mới.
-
Phê duyệt điều chỉnh giá khám chữa bệnh của 15 bệnh viện lớn -
Mua thuốc online: Không nên cấm, hãy quản! -
Đề nghị áp thuế 40% với nước giải khát có đường -
Xóa bỏ “địa giới hành chính” trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế -
Liệt nửa mặt vì thói quen dùng điều hòa quá lạnh -
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường -
Tin mới y tế ngày 15/11: Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi
-
1 Đề nghị áp thuế 40% với nước giải khát có đường -
2 Cầu vốn dần cải thiện, tín dụng vào đà tăng tốc -
3 Xóa bỏ “địa giới hành chính” trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế -
4 Đầu tư đường Vành đai 4 TP.HCM: Hình thức BT không khả thi ở một số địa phương -
5 Nên nới điều kiện phát hành trái phiếu ra công chúng
- TechX - Đối tác đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng nhận Generative AI trên nền tảng AWS
- MAP Life ra mắt Bộ Hợp đồng bảo hiểm mới 2024 - BE HAPPY
- Wataco cùng Sato-Sangyo Việt Nam khởi động Dự án Điện mặt trời áp mái Giai đoạn 1
- Nhựa Tiền Phong: Hành trình tăng trưởng bền vững, khẳng định sự minh bạch trên sàn chứng khoán
- BIDV và KiotViet hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp
- EVN thực hiện tháng tri ân khách hàng năm 2024