
-
Yêu nước từ những hành động bình dị nhất
-
Hạnh phúc khi sống và làm việc tại Việt Nam
-
TP. Thái Bình mãi khắc ghi những năm tháng hào hùng
-
Nam Định viết tiếp câu chuyện từ nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu
-
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Tô Văn Đực: Cùng viết nên khúc tráng ca Củ Chi -
Chuyện giải phóng Côn Đảo và bữa cơm tự do mừng chiến thắng
![]() |
Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet) |
Đến năm 2030, phấn đấu 100% đơn vị cấp tỉnh có trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập
Theo Quyết định, phạm vi quy hoạch gồm các cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật về giáo dục đối với người khuyết tật và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Mục tiêu tổng quát đến năm 2030 là phát triển hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trong hệ thống giáo dục quốc dân bảo đảm về số lượng, cơ cấu và chất lượng, đáp ứng yêu cầu bảo đảm cơ hội công bằng trong tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ giáo dục có chất lượng và nhu cầu học tập suốt đời đối với người khuyết tật ở tất cả các địa phương.
Mục tiêu cụ thể: Phát triển hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thông trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó phấn đấu 100% số đơn vị cấp tỉnh có trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập. Vận hành hiệu quả hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật, trong đó với 11 cơ sở đã có và thành lập mới 01 cơ sở công lập.
Tầm nhìn đến năm 2050, hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập hoạt động hiệu quả, hội nhập quốc tế bảo đảm người khuyết tật có cơ hội bình đẳng trong tiếp cận giáo dục có chất lượng, hoàn thành giáo dục bắt buộc, mở ra cơ hội học tập suốt đời nhằm phát triển tối đa tiềm năng của cá nhân và có những đóng góp tích cực cho xã hội.
Khuyến khích thành lập các cơ sở giáo dục chuyên biệt tư thục đối với người khuyết tật
Cơ cấu mạng lưới đến năm 2030: Hoàn thiện và vận hành hiệu quả hệ thống, trong đó có 12 cơ sở giáo dục chuyên biệt công lập đối với người khuyết tật.
Phát triển hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập với 94 trung tâm, trong đó tập trung củng cố, phát triển 16 trung tâm đã có, chuyển đổi 39 cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật. Khuyến khích thành lập các cơ sở giáo dục chuyên biệt tư thục đối với người khuyết tật và các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tư thục.
Phân bố mạng lưới theo vùng đến năm 2030
Vùng đồng bằng sông Hồng: 03 cơ sở giáo dục chuyên biệt công lập đối với người khuyết tật; 17 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập, trong đó 07 trung tâm được chuyển đổi từ cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật, 01 trung tâm được củng cố, phát triển và 09 trung tâm được thành lập mới.
Vùng trung du và miền núi phía Bắc: 01 cơ sở giáo dục chuyên biệt công lập đối với người khuyết tật; 15 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập, trong đó 02 trung tâm được chuyển đổi từ cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật, 02 trung tâm được củng cố, phát triển và 11 trung tâm được thành lập mới.
Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung: 02 cơ sở giáo dục chuyên biệt công lập đối với người khuyết tật; 16 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập, trong đó có 04 trung tâm được chuyển đổi từ cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật, 05 trung tâm được củng cố, phát triển và 07 trung tâm được thành lập mới.
Vùng Tây Nguyên: 01 cơ sở giáo dục chuyên biệt công lập đối với người khuyết tật được thành lập mới; 05 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập, trong đó 01 trung tâm được chuyển đổi từ cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật, 02 trung tâm được củng cố, phát triển và 02 trung tâm được thành lập mới.
Vùng Đông Nam Bộ: 03 cơ sở giáo dục chuyên biệt công lập đổi với người khuyết tật; 25 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập, trong đó 19 trung tâm được chuyển đổi từ cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật, 03 trung tâm được củng cố, phát triển và 03 trung tâm được thành lập mới.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: 02 cơ sở giáo dục chuyên biệt công lập đối với người khuyết tật; 16 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập, trong đó 06 trung tâm được chuyển đổi từ cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật, 03 trung tâm được củng cố, phát triển và 07 trung tâm được thành lập mới.
Đến năm 2030 có khoảng 3.300 giáo viên và 7.400 viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật
Quyết định nêu rõ, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật đủ về số lượng, đạt trình độ chuẩn được đào tạo và đáp ứng quy định về giáo dục đối với người khuyết tật: 100% cán bộ quản lý, giáo viên và viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập đạt chuẩn trình độ đào tạo về chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm, cụ thể:
Đến năm 2030: Khoảng 3.300 giáo viên và 7.400 viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật làm việc trong các cơ sở giáo dục đối với người khuyết tật, trong đó được bổ sung mới 900 giáo viên và 5.500 viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.
Đến năm 2050: Khoảng 4.900 giáo viên và 10.900 viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật làm việc trong các cơ sở giáo dục đối với người khuyết tật, trong đó được bổ sung mới 1.600 giáo viên và 4.400 viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.
Quyết định cũng nêu rõ các giải pháp thực hiện gồm: Giải pháp về pháp luật, cơ chế, chính sách; giải pháp về phát triển nguồn nhân lực; giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ; giải pháp về liên kết hợp tác quốc tế; giải pháp về huy động và phân bổ vốn đầu tư; giải pháp về mô hình quản lý, phương thức hoạt động; giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng, triển khai các đề án, dự án; rà soát, hoàn thiện trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách phát triển giáo dục đối với người khuyết tật; chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính trong việc xác định vị trí việc làm cho cán bộ, giáo viên, người lao động trong các cơ sở giáo dục công lập đối với người khuyết tật.
Bộ Tài chính bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước cho việc thực hiện các nội dung của quy hoạch.
Bộ Y tế phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc nâng cao nhận thức trong trường học và cộng đồng về công tác phát hiện sớm, can thiệp sớm và phục hồi chức năng đối với người khuyết tật.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ưu tiên bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đối với người khuyết tật theo quy hoạch.
Các tổ chức của người khuyết tật và tổ chức vì người khuyết tật phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc triển khai quy hoạch, đặc biệt là sự tham gia của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong công tác xã hội hóa giáo dục đối với người khuyết tật.
-
Nam Định viết tiếp câu chuyện từ nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu -
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Tô Văn Đực: Cùng viết nên khúc tráng ca Củ Chi -
Chuyện giải phóng Côn Đảo và bữa cơm tự do mừng chiến thắng -
Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Quốc tế Lao động 1/5 -
Thuyền trưởng tàu không số kể chuyện 18 lần vượt biển thành công -
Mãn nhãn đêm "đại tiệc" sắc màu tại Thành phố mang tên Bác -
Tòa nhà UBND TP.HCM lung linh, huyền ảo với “bữa tiệc” nghệ thuật 3D mapping
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025