
-
ĐHĐCĐ Saigonres: Lên kế hoạch lãi tham vọng 320 tỷ đồng trong năm 2025
-
“Ém” thông tin trái phiếu, BB Power Holdings bị phạt
-
Cổ phiếu nhà Vingroup kéo VN-Index tăng hơn 12 điểm, khối ngoại gom ròng 580 tỷ đồng
-
Chốt ngày chính thức vận hành hệ thống KRX vào 5/5/2025
-
ĐHĐCĐ Land Saigon: Doanh thu 172,36 tỷ đồng và sớm triển khai dự án Dragon Hill Premier -
Lợi nhuận PNJ giảm do giá vàng tăng mạnh quý đầu năm nhưng thiếu nguồn cung
![]() |
Diễn biến VN-Index phiên ngày 15/1/2019 |
Mở cửa phiên sáng nay, VN-Index giảm điểm khi tâm lý thận trọng dâng cao. Tuy nhiên, sự tích cực từ thị trường chứng khoán quốc tế giúp nhà đầu tư nhanh chóng ổn định tâm lý. Theo đó, thị trường giao dịch sôi nổi hơn và VN-Index dần hồi phục.
Trong phiên chiều, dù sức cầu thị trường chưa thực sự mạnh, song việc nhóm cổ phiếu bluechips duy trì sự tích cực, từ đó lan tỏa ra nhiều nhóm cổ phiếu khác như ngân hàng, bất động sản, xây dựng, chứng khoán, dầu khí... giúp đà tăng của VN-Index được giữ vững.
Đóng cửa, với 190 mã tăng và 97 mã giảm, VN-Index tăng 7,88 điểm (+0,87%) lên 909,68 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 127,19 triệu đơn vị, giá trị 2.766 tỷ đồng, giảm hơn 11,6% về khối lượng và 2% về giá trị so với phiên 14/1.
Trong rổ chỉ số VN30, sắc xanh áp đảo với 20 mã tăng. Các mã tăng mạnh có MSN (+1,7% lên 81.900 đồng), VCB (+1,1% lên 55.900 đồng), MBB (+2,6% lên 55.900 đồng), BID (+1,9% lên 55.900 đồng)...
Rổ này chỉ có 6 mã giảm như VNM, VJC, SAB, CTD..., song mức giảm không mạnh, thanh khoản không cao nên không gây nhiều sức ép lên chỉ số.
Nhóm cổ phiếu Vingroup cũng đồng loạt tăng điểm để nâng đỡ VN-Index, trong đó VHM +3,4% lên 79.900 đồng.
Đáng chú ý, ngoài các nhóm cổ phiếu trên, nhiều cổ phiếu dệt may, thủy sản cũng giao dịch tích cực nhờ hiệu ứng CTTPP, góp phần vào đà tăng chung của thị trường, trong đó TCM tăng trần lên 24.500 đồng, thanh khoản cao với gần 0,85 triệu đơn vị được khớp và bên bán trắng lệnh.
Các mã mới chuyển sàn như POW, GEX cũng giao dịch tích cực. POW tăng 0,6% lên 15.700 đồng và khớp 2,16 triệu đơn vị, GEX tăng 0,2% lên 21.700 đồng và khớp 1,25 triệu đơn vị.
Về thanh khoản, ngân hàng vẫn là nhóm hút mạnh nhất dòng tiền. MBB khớp lệnh 5,9 triệu đơn vị, dẫn đầu HOSE. Các mã có thanh khoản cao khác là CTG, STB, TCB, VPB, VCB.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, sắc xanh cũng chiếm ưu thế nhờ thu hút được dòng tiền. FLC, ROS có thanh khoản đứng sau MBB với lần lượt 4,97 triệu và 4,29 triệu đơn vị được khớp, nhưng FLC đứng giá 5.390 đồng, còn ROS giảm 0,7% về 35.450 đồng. Nhiều mã tăng đi kèm thanh khoản cao như ASM, KBC, ITA, SCR, IDI...
Mã SJF sau 3 phiên trần đã trở lại mức giá sàn 6.400 đồng, khớp lệnh 3,16 triệu đơn vị. Trước đó, SJF đã có chuỗi 6 phiên giảm sàn liên tiếp từ ngày 2/1 đến 9/1.
Trên sàn HNX, tuy diễn biến giằng co mạnh, nhưng sắc xanh cũng được giữ trong suốt phiên giao dịch, đà tăng tích cực hơn trong phiên chiều, thanh khoản cải thiện.
Đóng cửa, với có 73 mã tăng và 57 mã giảm, HNX-Index tăng 1,01 điểm (+0,99%) lên 102,58 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 26,06 triệu đơn vị, giá trị gần 385 tỷ đồng, giảm 6% về khối lượng, nhưng tăng 31% về giá trị so với phiên 14/1.
Rổ HNX30 tuy giao dịch không thực sự tích cực, nhưng nhiều mã chủ chốt như ACB, SHB, PVS, VGC, VCS, NTP... tăng tốt nên sàn HNX vẫn có được đà tăng mạnh. ACB tăng 0,7% lên 28.900 đồng; VCS tăng 3,2% lên 64.000 đồng; VGC tăng 4% lên 18.400 đồng và khớp 2,99 triệu đơn vị; PVS tăng 1,1% lên 17.900 đồng và khớp 2,32 triệu đơn vị...
SHB khớp lệnh 3,93 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn, tăng 1,4% lên 7.100 đồng.
Cổ phiếu dệt may TNG tăng gần mức trần lên 18.000 đồng (+8,4%), thanh khoản mạnh với 1,63 triệu đơn vị được khớp.
Là 1 trong 5 cổ phiếu có thanh khoản cao nhất sàn với 1,63 triệu đơn vị được khớp, nhưng ART lại giảm 4,2% về 2.300 đồng.
Trên thị trường UPCoM, khác với 2 sàn niêm yết, sau khi giữ được sắc xanh trong phiên sáng, thì đã giảm điểm trong phiên chiều. Dù đã có những nỗ lực hồi phục, song việc nhiều mã lớn giao dịch yếu nên chỉ số sàn này chưa thể về được tham chiếu. Điểm tích cực là thanh khoản cải thiện.
Đóng cửa, với có 86 mã tăng và 58 mã giảm, UPCoM-Index giảm 0,05 điểm (-0,03%) về 53,11 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 6,28 triệu đơn vị, giá trị 159 tỷ đồng, tăng hơn 37% về khối lượng và 26% về giá trị so với phiên 14/1.
BSR và VGT là 2 mã có thanh khoản tốt nhất sàn khi cùng khớp trên 1 triệu đơn vị, song BSR đứng giá 13.500 đồng, còn VGT tăng 6,4% lên 11.600 đồng.
Các mã HVN, DVN, VGI, OIL, MPC... cùng tăng điểm, nhưng chỉ cổ phiếu MPC là bật mạnh 4,3% lên 11.400 đồng.
Ngược lại, các mã VIB, VEA, VTP, QNS... giảm điểm.

-
ĐHĐCĐ Land Saigon: Doanh thu 172,36 tỷ đồng và sớm triển khai dự án Dragon Hill Premier -
Thị trường IPO tìm cơ hội trong thách thức -
Lợi nhuận PNJ giảm do giá vàng tăng mạnh quý đầu năm nhưng thiếu nguồn cung -
Kịch tính phiên 22/4: Sau khi giảm sâu, VN-Index hồi phục ngoạn mục về sát mốc 1.200 điểm -
Quỹ ETF nội quy mô hơn 9.800 tỷ đồng mua bán gì trong kỳ cơ cấu quý II? -
Tự doanh giảm mạnh, SHS đang nắm những mã cổ phiếu nào? -
Lãi quý đầu năm 2025 của Nam Tân Uyên tăng 5,8% lên 69 tỷ đồng
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)