-
Lợi nhuận Sacombank vượt 20% chỉ tiêu năm 2024 -
Vừa báo lỗ 50 tỷ, Chứng khoán APG lại nhận thêm loạt án phạt -
PJICO vượt kế hoạch lợi nhuận, tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền tỷ lệ 10% -
TTC AgriS hoàn thành hơn 50% kế hoạch niên độ 2024-2025 -
PNJ thu về 37.823 tỷ đồng doanh thu thuần và 2.115 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế -
Chủ tịch, Tổng giám đốc VNSC: Rút ngắn thời gian niêm yết, trái phiếu ra công chúng sẽ hấp dẫn hơn
Diễn biến VN-Index phiên ngày 17/3 |
Trong phiên giao dịch sáng, dòng tiền đã dần giao dịch sôi động hơn, trong đó, nhà đầu tư nước ngoài cũng đã gia tăng khối lượng bán ra và nhiều mã có giao dịch đột biến. Tuy nhiên, game chính thức với nhiều điểm bất ngờ đang được chờ đón trong phiên chiều cuối tuần, khi các quỹ ETFs chính thức hoàn tất đợt cơ cấu danh mục.
Bước vào phiên giao dịch chiều, diễn biến thị trường bất ngờ chững lại, cả bên mua và bên bán đều đang thăm dò và chờ đợi vào đợt khớp ATC. Những cổ phiếu tăng mạnh mẽ nhất trong buổi sáng cũng đang dần đánh mất sức mạnh khi lần lượt lui về các vùng giá thấp hơn như ACB, VNM, SAB, GAS…
Tâm điểm đáng chú ý trong phiên cuối tuần này là các mã được thêm mới, gia tăng hoặc giảm bớt tỷ trọng trong kỳ review này. Trong đó không nằm ngoài dự đoán, lần lượt các mã bất động sản như ROS, NVL, DXG, HBC đều được nhà đầu tư ngoại mua ròng mạnh, tuy nhiên, mức giá mua gần như thấp nhất trong ngày khi các mã này bị ép mạnh vào cuối phiên, thời điểm các quỹ ETF mua vào. Đặc biêt, bộ đôi lớn ROS và NVL lao dốc mạnh và đóng cửa ở mức sàn.
Với mức giảm 7%, ROS lùi về mức giá 160.100 đồng/CP và khối lượng khớp lệnh thành công đạt 3,35 triệu đơn vị, khối ngoại mua ròng 3,12 triệu đơn vị. Còn NVL giảm 6,9% xuống mức 67.600 đồng/CP và khớp 2,38 triệu đơn vị, khối ngoại mua ròng 0,78 triệu đơn vị.
Trái lại, cổ phiếu duy nhất bị loại khỏi quỹ VNM và cũng bị giảm bớt tỷ trọng ở quỹ FTSE là ITA đã không nằm ngoài dự đoán khi bị khối ngoại bán ròng mạnh. Nếu trong phiên sáng, con số bán ròng chỉ xấp xỉ 5 triệu đơn vị, thì sang phiên chiều đã gấp tới 4 lần. Qua đó, nâng tổng khối lượng khối ngoại bán ròng lên 26,89 triệu cổ phiếu ITA.
Mặc dù chịu sức ép cung ngoại khá lớn nhưng cầu hấp thụ cũng tỏ ra không kém giúp cổ phiếu ITA đứng vững ở mốc tham chiếu. Đóng cửa, ITA đứng giá 3.980 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh thành công lên tới 35,77 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản thị trường.
Bên cạnh các cổ phiếu có vốn hóa suy giảm mạnh, các mã bluechip vẫn giao dịch phân hóa nhẹ và không hỗ trợ nhiều cho thị trường khiến VN-Index bị đẩy mạnh xuống tiệm cận mốc 710 điểm và đóng cửa ở mức thấp nhất ngày.
Đóng cửa phiên cuối tuần, VN-Index giảm 4,38 điểm (-0,61%) xuống mức 710,54 điểm. Thanh khoản tăng mạnh với khối lượng giao dịch đạt 253,2 triệu đơn vị, giá trị 5.215,71 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 17,83 triệu đơn vị, giá trị 869,22 tỷ đồng. Riêng ROS thỏa thuận 2,7 triệu đơn vị, giá trị 432,27 tỷ đồng, NVL thỏa thuận 1,83 triệu đơn vị, giá trị hơn 128 tỷ đồng.
Tương tự, diễn biến đột biến trên sàn HNX vẫn tập trung vào nhóm cổ phiếu bị thay đổi cơ cấu danh mục trong kỳ review đầu tiên trong năm 2017 của các quỹ FTEs. Nhóm cổ phiếu bluechip vẫn hỗ trợ khá tốt trong việc giữ nhịp tăng của thị trường.
Cụ thể, HNX-Index tăng 0,54 điểm (+0,61%) lên 88,5 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 48,63 triệu đơn vị, giá trị hơn 753 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đạt 9,94 triệu đơn vị, giá trị 119,34 tỷ đồng.
Trong đó, VCG và PVS không gây ngạc nhiên khi bị khối ngoại bán ròng mạnh, với khối lượng bán ròng lần lượt đạt 2,49 triệu đơn vị và hơn 1,2 triệu đơn vị. Tuy nhiên, cổ phiếu lớn trong nhóm bất động sản – VCG đã tăng khá tốt nhờ lực cầu hấp thụ tích cực. Với mức tăng 3,14%, VCG đóng cửa tại 16.400 đồng/CP và khối lượng khớp lệnh thành công đạt hơn 7,8 triệu đơn vị.
Bên cạnh đó, cổ phiếu ngân hàng ACB cũng hỗ trợ tốt cho thị trường khi duy trì đà tăng gần 1%, đóng cửa phiên cuối tuần tại mức giá 23.400 đồng/CP và đã chuyển nhượng thành công 5,33 triệu đơn vị.
Trên sàn UPCoM, các cổ phiếu lớn như HVN, GEX, NSC, VOC… tiếp tục đóng vai trò lực đỡ giúp chỉ số sàn này duy trì đà tăng. Cụ thể, UPCoM-Index tăng 0,25 điểm (+0,42%) lên 58,55 điểm. Giao dịch cũng tăng tích cực với khối lượng đạt 8,15 triệu đơn vị, giá trị giao dịch tương ứng 122,05 tỷ đồng.
Tâm điểm đáng chú ý vẫn là cổ phiếu HNF. Sau thông tin Vinataba thoái vốn, cổ phiếu HNF đã có cú bứt mạnh trong phiên sáng nay. Đóng cửa, HNF tăng 14,7% lên mức 33.600 đồng/CP - mức giá cao nhất lịch sử của cổ phiếu này, với khối lượng giao dịch đạt 650.200 đơn vị và dư mua trần hơn 9,7 triệu đơn vị.
Cổ phiếu lớn HVN đã có phiên tăng thứ 2 sau chuỗi 5 phiên giảm mạnh. Đóng cửa, HVN tăng 1,3% lên mức 30.900 đồng/CP và khối lượng giao dịch đạt 887.700 đơn vị.
-
TTC AgriS hoàn thành hơn 50% kế hoạch niên độ 2024-2025 -
PNJ thu về 37.823 tỷ đồng doanh thu thuần và 2.115 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế -
Chủ tịch, Tổng giám đốc VNSC: Rút ngắn thời gian niêm yết, trái phiếu ra công chúng sẽ hấp dẫn hơn -
Dòng tiền yếu, nhóm VN30 “chìm” trong sắc đỏ -
Các quỹ ETF sắp mua bán cổ phiếu nào trước khi nghỉ Tết? -
500 triệu đồng nên đầu tư thế nào để tối ưu lợi nhuận? -
Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) mua lại gần 400 tỷ đồng trái phiếu trước hạn
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 27/1 -
2 TP.HCM: Thông tin mới nhất về thi hành án vụ án Trương Mỹ Lan -
3 Trung ương kết luận những cơ quan Đảng và Quốc hội sẽ kết thúc hoạt động -
4 Chính thức gia hạn thời gian hoàn thành cao tốc Bến Lức - Long Thành đến 30/9/2026 -
5 Doanh nghiệp đồng thuận phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2025
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết