Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 26 tháng 12 năm 2024,
Phiên 20/3: VN-Index về sát mốc 1.000 điểm
 
Trụ cột VNM cùng một số mã lớn hồi phục đã giúp VN-Index tìm lại mốc 1.000 điểm, tuy nhiên lực đỡ chưa đủ mạnh để kéo thị trường có được sắc xanh.
Diễn biến VN-Index phiên ngày 20/3
Diễn biến VN-Index phiên ngày 20/3

Áp lực bán đang gia tăng khá mạnh trong những phiên gần đây khiến thị trường rung lắc, chỉ số VN-Index biến động giằng co quanh mốc 1.005 điểm. Tuy nhiên, trong phiên giao dịch sáng nay 20/3, lực bán dâng cao và lan tỏa khiến thị trường chìm trong sắc đỏ, đã lấy đi ngưỡng kháng cự mạnh 1.000 điểm, thậm chí có thời điểm bị đẩy lùi về sát mốc 990 điểm.

Bước sang phiên chiều, lực cầu bắt đáy được kích hoạt đã giúp thị trường dần thu hẹp đà giảm. Chỉ số VN-Index đã lấy lại mốc 1.000 điểm sau hơn 1 giờ giao dịch và tiếp tục tiến gần hơn tới mốc tham chiếu nhờ sự hỗ trợ tích cực của một số mã bluechip. Tuy nhiên, lực đỡ chưa đủ mạnh để giúp thị trường lấy lại thăng bằng và VN-Index chưa thể chạm được mốc tham chiếu.

Đóng cửa, sàn HOSE có 186 mã giảm và 118 mã tăng, chỉ số VN-Index giảm 4,29 điểm (-0,43%) xuống 1.002,3 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 300 triệu đơn vị, giá trị 8.039,11 tỷ đồng, tăng 26,8% về lượng và hơn 39% về giá trị so với phiên hôm qua.

Giao dịch thỏa thuận có đóng góp đáng kể với hơn 120 triệu đơn vị, giá trị 4.112,12 tỷ đồng, trong đó riêng VRE thỏa thuận 66,57 triệu đơn vị, giá trị 2.336,7 tỷ đồng; MSN thỏa thuận gần 6,45 triệu đơn vị, giá trị 559,61 tỷ đồng; TCB thỏa thuận 19,25 triệu đơn vị, giá trị 514,9 tỷ đồng.

Nếu trong phiên sáng, cổ phiếu VNM giảm khá sâu thì sang phiên chiều, trụ cột này đã đảo chiều, là bệ đỡ chính cho thị trường. Kết phiên, VNM tăng 1,2% lên mức cao nhất ngày 138.500 đồng/CP với thanh khoản sôi động đạt 1,27 triệu đơn vị.

Bên cạnh đó, một số mã lớn cũng hồi phục tích cực như SAB tăng  0,6% lên 249.500 đồng/CP, HPG tăng 1,3% lên 32.300 đồng/CP, BVH tăng khá tốt 2,4% lên 97.600 đồng/CP…

Ngoài ra, ở nhóm VN30, một số mã khác cũng đảo chiều khởi sắc dù đag tăng vẫn khá hạn chế như CII, REE, DPM, DHG.

Ở nhóm cổ phiếu ngân hàng, sắc xanh cũng đã xuất hiện tại MBB và STB, còn lại các mã VCB, CTG, HDB, VPB, BID… chỉ giảm nhẹ trên dưới 1%.

Trái lại, nhóm cổ phiếu Vingroup vẫn giảm khá mạnh như VIC giảm 0,7% xuống 120.200 đồng/CP, VHM giảm 1,9% xuống 92.200 đồng/CP, VRE giảm 4,1% xuống 36.150 đồng/CP.

Áp lực bán ở nhóm cổ phiếu thị trường vẫn khá cao. Trong đó, OGC đảo chiều giảm sâu sau 6 phiên tăng liên tiếp với mức giảm 7% xuống mức giá sàn 5.190 đồng/CP. Thanh khoản OGC sôi động với khối lượng khớp lệnh lớn nhất thị trường đạt hơn 9,2 triệu đơn vị và dư bán sàn 64.000 đơn vị.

Đứng ở vị trí tiếp theo về thanh khoản là cặp đôi cổ phiếu ngân hàng gồm CTG khớp hơn 9 triệu đơn vị và MBB khớp 7,98 triệu đơn vị.

Tương tự, sàn HNX cũng bật ngược đi lên trong phiên chiều, tuy nhiên vẫn chưa thể tìm lại sắc xanh.

Kết phiên, HNX-Index giảm 0,44 điểm (-0,4%) xuống 109,62 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt gần 38 triệu đơn vị, giá trị hơn 494 tỷ đồng, giảm 39,97% về lượng và hơn 36% về giá trị so với phiên hôm qua.

Giao dịch thỏa thuận có thêm 11,39 triệu đơn vị, giá trị 253,75 tỷ đồng, trong đó riêng ACB thỏa thuận hơn 4 triệu đơn vị, giá trị 125,96 tỷ đồng; VC3 thỏa thuận hơn 2 triệu đơn vị, giá trị 45,71 tỷ đồng; VCG thỏa thuận 1,7 triệu đơn vị, gia trị 49,3 tỷ đồng; VIX thỏa thuận 3,44 triệu đơn vị, giá trị 31,33 tỷ đồng.

Cặp đôi cổ phiếu ngân hàng đã thu hẹp đà giảm, trong đó ACB giảm 1% xuống 31.000 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh 3,14 triệu đơn vị; còn SHB giảm % xuống 7.800 đồng/CP và khối lượng khớp lệnh dẫn đầu thị trường đạ 6,55 triệu đơn vị.

Bên cạnh đó, một số mã lớn khác cũng có diễn biến biến tích cực hơn như PVS, VCG, VGC đã lấy lại mốc tham chiếu; trong khi VCS chỉ còn giảm 1,2% xuống 63.700 đồng/CP, PVI giảm 0,8% xuống 36.000 đồng/CP…

Trên UPCoM, những tưởng thị trường lội ngược dòng thành công nhưng áp lực bán khá lớn khiến UPCoM-Index đảo chiều về dưới mốc tham chiếu khi kết phiên.

Cụ thể, UPCoM-Index giảm 0,9 điểm (-0,16%) xuống 57,01 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 12,71 triệu đơn vị, giá trị 241,98 tỷ đồng.

Các cổ phiếu lớn giao dịch thiếu tích cực như ACV giảm 1,8% xuống 86.600 đồng/CP, HVN giảm 0,7% xuống 42.300 đồng/CP, VGI giảm 0,8% xuống 25.900 đồng/CP, BSR giảm 1,4% xuống 13.600 đồng/CP…

Cặp đôi VGT và LPB dẫn đầu thanh khoản trên thị trường UPCoM với khối lượng giao dịch cùng đạt hơn 1,2 triệu đơn vị.

[Infographic] Tái cơ cấu để thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn quan trọng
Nhiệm vụ trọng tâm năm 2019 của ngành chứng khoán là xây dựng và trình Quốc hội thông qua Luật Chứng khoán (sửa đổi), tạo khung khổ pháp lý...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư