-
Sôi động huy động vốn đầu năm 2025 -
Tự doanh và môi giới kéo sụt lợi nhuận của Chứng khoán Bảo Việt -
Lợi nhuận năm 2024 của EVNFinance vượt 20% kế hoạch -
Thanh khoản yếu, VN-Index “xanh vỏ đỏ lòng” -
VietinBank hoàn tất chào bán gần 4.000 tỷ đồng trái phiếu đợt 1 -
Góc nhìn TTCK tuần: 20-24/1: Tận dụng rung lắc, giải ngân một phần trước Tết
Diễn biến VN-Index phiên ngày 24/10 |
Trong phiên hôm qua, khi VN-Index lao xuống sát ngưỡng 925 điểm (tương đương mất khoảng 28 điểm), lực cầu bắt đáy đã chảy mạnh, kéo lại cho VN-Index 15 điểm và thanh khoản thị trường lên mức cao nhất trong 7 phiên.
Tưởng chừng lực cầu bắt đáy của phiên 23/10 sẽ giúp tâm lý nhà đầu tư vững vàng hơn, qua đó có thể giúp thị trường hồi phục trở lại sau 4 phiên giảm điểm liên tiếp. Tuy nhiên, không như kỳ vọng, tâm lý nhà đầu tư lại tỏ ra rất thận trọng khi bước vào phiên giao dịch hôm nay (24/10), trong khi lực cung giá thấp chưa hết khiến thị trường giảm điểm ngay khi mở cửa.
Dù nỗ lực trở lại, nhưng sự thiếu vắng dòng tiền, trong khi các mã dầu khí giảm mạnh theo giá dầu đã khiến nỗ lực hồi phục của VN-Index bất thành.
Bước vào phiên giao dịch chiều, cũng giống như phiên chiều qua, lực cung gia tăng mạnh ngay từ đầu phiên, đẩy VN-Index xuống dưới ngưỡng 930 điểm, nhưng cũng ở ngưỡng này, lực cầu bắt đáy nhập cuộc kéo VN-Index trở lại.
Tuy nhiên, không như phiên chiều qua, lực cầu bắt đáy không đủ mạnh, trong khi bên nắm giữ cổ phiếu lại tỏ ra mất bình tĩnh, nên ồ ạt bán ra vào cuối phiên, đẩy VN-Index lao mạnh trở lại và đóng cửa ở mức thấp nhất ngày, thanh khoản cũng sụt giảm mạnh so với phiên trước đó.
Cụ thể, chốt phiên hôm nay, VN-Index giảm 16,95 điểm (-1,80%), xuống 922,73 điểm với 199 mã giảm, trong khi chỉ có 92 mã tăng. Tổng khối lượng giao dịch đạt 149,3 triệu đơn vị, giá trị 3.542,37 tỷ đồng, giảm 26,6% về khối lượng và 29,4% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 17,2 triệu đơn vị, giá trị 599 tỷ đồng.
Hôm nay, toàn bộ 10 mã vốn hóa lớn nhất thị trường trên sàn HOSE đều đóng cửa trong sắc đỏ, trong đó giảm mạnh nhất là GAS khi đóng cửa ở mức sàn 101.800 đồng, BID dù thoát mức sàn, nhưng cũng giảm tới 6,59%, xuống mức thấp nhất ngày 32.600 đồng với 2,2 triệu đơn vị được khớp. Tiếp đến là TCB giảm 4,68%, xuống 26.500 đồng, MSN giảm 3,23%, xuống 75.000 đồng, VHM giảm 2,16% xuống 72.500 đồng, CTG giảm 1,9%, xuống 23.200 đồng. Các mã còn lại giảm dưới 1%.
Trong nhóm dầu khí, ngoài GAS, PVD cũng đóng cửa ở mức sàn 16.350 đồng với gần 4 triệu đơn vị được khớp và còn dư bán giá sàn hơn nửa triệu đơn vị. PLX dù không giảm sàn, nhưng cũng mất 3,79%, xuống 55.800 đồng.
Trong nhóm bluechip, ngoại trừ NVL tăng tốt 2,82%, lên 72.900 đồng, BVH tăng 1,09%, lên 93.000 đồng, STB, TPB, BHN và KDH hồi phục nhẹ, còn lại đều đóng cửa trong sắc đỏ.
Các mã giảm mạnh ngoài PLX còn có PNJ giảm 3,03%, xuống 96.000 đồng, VRE giảm 2,16%, xuống 36.200 đồng, HDB giảm 2,78%, xuống 35.000 đồng, VPB giảm 2,85%, xuống 22.150 đồng, SSI giảm 2,41%, xuống 28.300 đồng…
Trong đó, STB là mã có thanh khoản tốt nhất với 6,6 triệu đơn vị, tiếp đến là HSG với 5,55 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 3,88%, xuống 9.900 đồng; HPG với 5,2 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 0,76%, xuống 39.200 đồng; SSI khớp 4,28 triệu đơn vị…
Trong các mã nhỏ, đa số cũng đóng cửa trong sắc đỏ, chỉ có HAX le lói sắc xanh, còn FLC vẫn giữ được mức tham chiếu. Trong đó, có một số mã giảm sàn như TGG, ATG, TS4, MCG… Trong khi đó, cũng có một số mã lội ngược dòng nước khi tăng trần trong phiên hôm nay như CMX, HSL, HVG, FIR, IDI, ASM, trong đó ASM và IDI có tổng khớp lớn với 3,7 triệu đơn vị và 2,28 triệu đơn vị. Trong khi với FIR, đây là phiên tăng trần thứ 5 liên tiếp kể từ khi mã này chào sàn HOSE với giá tham chiếu 12.000 đồng. Như vậy, sau 5 phiên chào sàn, cổ phiếu FIR đã tăng 56,6%, đóng cửa phiên hôm nay ở mức 18.800 đồng. Tuy nhiên, thanh khoản của mã nảy rất thấp, trung bình dưới 3.000 đơn vị/phiên.
Tương tự, trên sàn HNX, sau khi giữ được sắc xanh nhạt trong phiên sáng, chỉ số này cũng lao mạnh ngay khi bước vào phiên chiều. Sau đó, cũng có thời điểm cố gắng hồi phục trở lại theo tín hiệu trên sàn HOSE. Tuy nhiên, lực cung gia tăng mạnh cuối phiên đã khiến chỉ số này lao mạnh trở lại.
Đóng cửa, HNX-Index giảm 1,34 điểm (-1,27%), xuống 103,73 điểm với 70 mã tăng và 92 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 38,6 triệu đơn vị, giá trị 508 tỷ đồng, giảm 33% về khối lượng và 25,5% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 4,65 triệu đơn vị, giá trị 31 tỷ đồng.
Trong Top 10 mã vốn hóa lớn nhất sàn HNX, chỉ có VCG và PVI có sắc xanh nhạt, NTP đứng giá tham chiếu, còn lại các mã khác đều giảm giá khi đóng cửa. Trong đó, PVS giảm tới 8,87%, xuống 18.500 đồng, có lúc đã xuống mức sàn 18.300 đồng với tổng khối lượng khớp 6,1 triệu đơn vị, đứng đầu sàn HNX. Ngoài ra, PHP cũng tiếp tục giảm mạnh 7,76%, xuống 10.700 đồng, mức thấp nhất ngày.
Còn lại, ACB giảm 1,01%, xuống 29.300 đồng với 3,4 triệu đơn vị được khớp, VCS giảm 2,44%, xuống 72.000 đồng, SHB giảm 1,27%, xuống 7.800 đồng với 4,39 triệu đơn vị…
Trong các mã đáng chú ý khác, CEO giảm 2,29%, xuống 12.800 đồng, MBB giảm 1,88%, xuống 15.700 đồng, TV2 giảm 6,11%, xuống 123.000 đồng, SHS giảm 2,88%, xuống 13.500 đồng.
UPCoM cũng có diễn biến tương tự 2 sàn niêm yết trong phiên chiều khi giảm mạnh đầu phiên, nỗ lực hồi phục nhưng thất bài và càng bị đẩy xuống mức sâu hơn.
Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 0,54 điểm (-1,04%), xuống 51,51 điểm với 58 mã tăng và 90 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 13 triệu đơn vị, giá trị 263 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 1,2 triệu đơn vị, giá trị 35 tỷ đồng.
Trong phiên hôm nay, sàn UPCoM có 3 mã được khớp trên 1 triệu đơn vị và vẫn là những cái tên quen thuộc là BSR (2,48 triệu đơn vị), POW (1,66 triệu đơn vị) và QNS (1,06 triệu đơn vị). Tuy nhiên, cả 3 mã này đều đóng cửa trong sắc đỏ, trong đó BSR giảm 3,63%, xuống 15.900 đồng, POW giảm 2,84%, xuống 13.700 đồng, QNS giảm 2,38%, xuống 41.000 đồng.
OIL được khớp gần 1 triệu đơn vị và cũng đóng cửa giảm 4,08%, xuống 14.100 đồng.
Chứng khoán phái sinh hôm nay cũng chứng khiến phiên giảm tiếp theo, nhưng mức giảm đỡ hơn hôm qua. Cụ thể, hợp đồng VN30F1811 đáo hạn ngày 15/11 giảm 1,78% xuống 885 điểm với 161.827 lượt hợp đồng được chuyển nhượng. VN30F1812 đáo hạn ngày 20/12 giảm 1,43% xuống 888,5 điểm với 783 lượt hợp đồng được chuyển nhượng. VN30F1813 đáo hạn ngày 21/3/2019 giảm 1,52%, xuống 890,2 điểm với 1.120 lượt hợp đồng được chuyển nhượng. VN30F1814 đáo hạn ngày 20/6/2019 giảm 1,04%, xuống 891,3 điểm với 259 lượt hợp đồng được chuyển nhượng.
-
VietinBank hoàn tất chào bán gần 4.000 tỷ đồng trái phiếu đợt 1 -
Góc nhìn TTCK tuần: 20-24/1: Tận dụng rung lắc, giải ngân một phần trước Tết -
Sau nhiều lần "kêu oan", ITA nhận án hủy niêm yết bắt buộc từ HoSE -
Giảm thiểu gian lận thuế kinh doanh qua mạng -
Chứng khoán VPS: Dư nợ margin cao kỷ lục, báo lãi gần 1.100 tỷ đồng -
Lãi từ cho vay margin tăng vọt, KAFI vẫn chưa hoàn thành kế hoạch năm -
Khó dò đường cho thị trường vàng thế giới năm 2025
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/1 -
2 Nhà đầu tư phải cam kết gì nếu áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt -
3 Cuộc chiến thương hiệu: KDF bị cấm dùng nhãn hiệu “Celano”, liên quan đến cả show “Anh trai Say Hi” -
4 Lãi suất điều hành sẽ giảm thêm để hỗ trợ tăng trưởng? -
5 Biến số và động lực trong tăng trưởng kinh tế năm 2025
- SeABank ra mắt Định vị giá trị mới dành cho khách hàng SeAPremium và tổ chức giải golf kết nối cộng đồng tinh hoa
- Techcombank đạt lợi nhuận trước thuế hơn 27,5 nghìn tỷ, tăng 20,3% so với cùng kỳ
- Trải nghiệm nghỉ dưỡng trọn vẹn tại khách sạn cao cấp Legend Valley Hà Nam
- SeABank lãi trước thuế 6.039 tỷ đồng năm 2024
- Xuân Quê Hương 2025 - Gắn kết kiều bào với nhân dân trong nước
- Tập đoàn YTL cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam