-
Lợi nhuận năm 2024 của EVNFinance vượt 20% kế hoạch -
VietinBank hoàn tất chào bán gần 4.000 tỷ đồng trái phiếu đợt 1 -
Góc nhìn TTCK tuần: 20-24/1: Tận dụng rung lắc, giải ngân một phần trước Tết -
Giảm thiểu gian lận thuế kinh doanh qua mạng -
Lãi từ cho vay margin tăng vọt, KAFI vẫn chưa hoàn thành kế hoạch năm -
Khó dò đường cho thị trường vàng thế giới năm 2025
Diễn biến VN-Index phiên ngày 25/2 |
Với diễn biến thị trường đang tăng khá nóng khi có tới 9/10 phiên tăng mạnh kể từ sau Tết Nguyên đán, giới phân tích hầu như đều nhận định sẽ sớm có những nhịp điều chỉnh bởi chỉ số VN30 đã chạm vào ngưỡng kháng cự mạnh tại 930 điểm.
Tuy nhiên, trái với lo ngại trên, với thông tin hỗ trợ tích cực từ quốc tế, dòng tiền chảy mạnh ngay khi mở cửa phiên giao dịch sáng đầu tuần mới đã nhanh chóng giúp thị trường bật cao, thậm chí chỉ số VN-Index có thời điểm áp sát mốc 1.000 điểm. Nhưng ngay khi tiệm cận “ngọn núi” này, thị trường đã gặp lực cản và quay đầu đi xuống, diễn biến lình xình đi ngang quanh mốc 995 điểm đến hết phiên giao dịch.
Bước sang phiên giao dịch chiều, lực cầu tiếp tục gia tăng giúp VN-Index từng bước đi lên. Sau hơn 1 giờ nỗ lực nhưng chưa tìm lại được đỉnh của phiên sáng, thị trường đã thoái lui bởi áp lực bán gia tăng. Mặc dù chưa chinh phục được mốc 1.000 điểm và để tuột mất ngưỡng 995 điểm, nhưng thị trường tiếp tục có thêm 1 phiên tăng điểm khá tích cực nhờ dòng tiền chảy mạnh.
Đóng cửa, sàn HOSE có 181 mã tăng và 122 mã giảm, chỉ số VN-Index tăng 5,52 điểm (+0,56%) lên 994,43 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 227,74 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 5.214,1 tỷ đồng, tăng 5,62% về lượng và 4,82% về giá trị so với phiên cuối tuần trước. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt hơn 35 triệu đơn vị, giá trị 917,67 tỷ đồng.
Nguyên nhân chính khiến VN-Index vượt mốc 995 điểm chủ yếu là do một số cổ phiếu dẫn dắt giảm độ cao. Cụ thể, ở top 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất, họ nhà Vin đang gia tăng lực cản với VIC giảm 0,6% xuống 116.300 đồng/CP, VHM giảm 1,2% xuống 92.000 đồng/CP, VRE giảm 3,1% xuống 33.900 đồng/CP; ngoài ra GAS đảo chiều giảm nhẹ 0,1% xuống 99.200 đồng/CP.
Trái lại, VNM tăng 1,8% lên 151.600 đồng/CP, VCB tăng 2,3% lên 63.400 đồng/CP, MSN tăng 3,2% lên 91.200 đồng/CP, TCB tăng nhẹ 0,2% lên 27.750 đồng/CP, SAB tăng 0,3% lên 247.800 đồng/CP.
Ngoài ra, một số mã bluechip khác cũng tăng khá tốt, hỗ trợ giúp thị trường giữ nhịp tăng như VJC tăng 2,5% lên mức cao nhất ngày 124.500 đồng/CP, HPG tăng 2,7% lên 34.800 đồng/CP, NVL tăng 2,4% lên 59.800 đồng/CP…
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, lực cầu gia tăng mạnh giúp AMD thoát khỏi sắc xanh mắt mèo và tiến sát về mốc tham chiếu với thanh khoản tiếp tục tăng vọt. Kết phiên, AMD chỉ còn giảm nhẹ 0,4% xuống 2.590 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh dẫn đầu thị trường, đạt hơn 16 triệu đơn vị.
Phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu sắt thép gây chú ý khi nhiều mã tỏa sáng. Ngoài HPG, HSG cũng giao dịch tích cực hơn nhờ lực cầu tăng mạnh, thậm chí mã này còn đóng cửa với sắc tím 8.520 đồng/CP và khối lượng khớp lệnh gần 8,5 triệu đơn vị, dư mua trần 41.830 đơn vị. Ngoài ra, trong nhóm ngành thép, cổ phiếu vừa và nhỏ POM, TLH cũng được kéo lên kịch trần khi kết phiên.
Một trong những cổ phiếu nhỏ đáng chú ý khác là HVG. Sau ĐHCĐ thường niên năm 2019 thành công với việc kỳ vọng doanh số trở lại mốc 20.000 tỷ đồng vào cuối năm 2020, HVG tiếp tục có phiên tăng trần thứ 2 liên tiếp. Kết phiên, HVG tăng 7% lên 5.680 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh 216.660 đơn vị và dư mua trần 921.100 đơn vị.
Trên sàn HNX, giao dịch khá lặng sóng trong phiên chiều và top 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất vẫn là trụ đỡ chính giúp thị trường duy trì đà tăng khi phần lớn đều khởi sắc.
Cụ thể, ACB tăng 1,6% lên 31.000 đồng/CP, PVI tăng 1,5% lên 33.700 đồng/CP, PVS tăng 2% lên 20.700 đồng/CP, VGC tăng 0,5% lên 20.700 đồng/CP, VCS tăng 0,3% lên 63.900 đồng/CP.
Còn lại, SHB, DGC, PHP, DL1 đang đứng giá tham chiếu, ngoại trừ duy nhất VCG giảm nhẹ 0,4% xuống 27.400 đồng/CP.
Ngoài ra, trong nhóm HNX30 còn có TV2 tăng 3,3% lên 132.200 đồng/CP, NTP tăng 4,8% lên 39.000 đồng/CP, PGS tăng 1,14% lên 35.400 đồng/CP…
Đóng cửa, HNX-Index tăng 0,79 điểm (+0,74%) lên 107,61 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 33,52 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 499,45 tỷ đồng, tăng 5,57% so với phiên cuối tuần trước. Giao dịch thỏa thuận đạt 1,45 triệu đơn vị, giá trị 16,44 tỷ đồng.
Trong đó, cổ phiếu PVS là tâm điểm giao dịch của thị trường với khối lượng khớp lệnh đạt gần 5,8 triệu đơn vị và cũng là mã được khối ngoại mua ròng mạnh nhất đạt 1,84 triệu đơn vị.
Trên UPCoM, những tưởng thị trường sẽ “khoác áo đỏ” nhưng một số mã lớn khởi sắc đã hỗ trợ giúp UPCoM-Index đảo chiều thành công trong những phút cuối phiên.
Đóng cửa, UPCoM-Index tăng 0,03 điểm (+0,06%) lên 55,59 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 8,91 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 184,8 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đạt 3,69 triệu đơn vị, giá trị 95,6 tỷ đồng.
Một số mã lớn hỗ trợ đà tăng thị trường như ACV tăng 2,4% lên 90.700 đồng/Cp, VEA tăng 1,2% lên 48.900 đồng/CP, BSR tăng 1,4% lên 14.200 đồng/CP, MCH tăng 0,3% lên 110.000 đồng/CP…
Trong đó BSR vẫn là mã giao dịch tốt nhất trên thị trường với khối lượng đạt 1,62 triệu đơn vị; tiếp theo là VGT với 1,25 triệu đơn vị được giao dịch thành công.
-
Giảm thiểu gian lận thuế kinh doanh qua mạng -
Chứng khoán VPS: Dư nợ margin cao kỷ lục, báo lãi gần 1.100 tỷ đồng -
Lãi từ cho vay margin tăng vọt, KAFI vẫn chưa hoàn thành kế hoạch năm -
Khó dò đường cho thị trường vàng thế giới năm 2025 -
BSR chính thức niêm yết HoSE, vốn hóa hơn 66.970 tỷ đồng -
Cổ phiếu công nghệ bứt phá, VN-Index tăng gần 7 điểm -
VNSC by Finhay hoàn tất phân phối 300 tỷ đồng trái phiếu Chứng khoán DNSE
- Trải nghiệm nghỉ dưỡng trọn vẹn tại khách sạn cao cấp Legend Valley Hà Nam
- SeABank lãi trước thuế 6.039 tỷ đồng năm 2024
- Xuân Quê Hương 2025 - Gắn kết kiều bào với nhân dân trong nước
- Tập đoàn YTL cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam
- ELCOM (ELC) liên tiếp trúng thầu nhiều dự án trọng điểm với tổng giá trị hơn 300 tỷ đồng
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”